• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

DN ngành y tế Đức quan tâm tới cơ hội đầu tư tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Thị trường Việt Nam được các doanh nghiệp Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe đánh giá rất cao, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa châu Âu và Việt Nam chính thức có hiệu lực.

28/02/2020 09:43

Theo kết quả cuộc khảo sát doanh nghiệp Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe được Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) thực hiện vào tháng 1/2020 và được công bố vào ngày 27/2, thị trường châu Á, đặc biệt là Việt Nam, nhận được sự quan tâm cao từ doanh nghiệp Đức, bao gồm cả những tập đoàn hàng đầu của Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành.

Cụ thể, 66% doanh nghiệp Đức trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa châu Âu và Việt Nam được kỳ vọng sẽ có hiệu lực vào mùa hè 2020.

Hiện nay, CHLB Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trong khối Liên minh châu Âu và đồng thời là một trong 2 quốc gia xuất khẩu các sản phẩm trang thiết bị y tế nhiều nhất sang Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp Đức cho biết, phần lớn họ đều sử dụng thương hiệu uy tín hoặc thông qua hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước để tiếp cận thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Đức cũng cho biết, sự thiếu hụt thông tin, khác biệt văn hóa cũng như việc tìm kiếm các đối tác doanh nghiệp trong nước phù hợp còn gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam.

Lê Anh