• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Doanh nghiệp Dệt may cần chú trọng giá trị gia tăng

(Chinhphu.vn) – Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp ngành Dệt may cần chú trọng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

07/11/2011 15:47

Tiếp tục dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của các ngành hàng trong nước, 10 tháng qua, ngành Dệt may đã đạt 11,7 tỷ USD, dự kiến cả năm kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 13-13,5 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, một số sản phẩm xuất khẩu của ngành tăng cao so với tháng 9 như vải dệt từ sợi bông tăng 22,5%, quần áo người lớn tăng gấp hơn 2 lần.

Ngoài thị trường truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã có thêm một số thị trường mới như Angola, New Zealand, Cuba với kim ngạch xuất sang 3 thị trường này đạt trên 12 triệu USD. Xuất khẩu sang một số thị trường như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái  Lan tăng mạnh, từ 60-135% so với cùng kỳ 2010.

Tuy nhiên Bộ Công Thương cũng nhận định, hoạt động xuất khẩu dệt may các tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn do biến động từ các thị trường Hoa Kỳ, EU (là 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm 51% và 17% tổng kim ngạch xuất khẩu). Các thị trường này hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ công chưa có dấu hiệu cải thiện.

Vì vậy theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp dệt may cần chú trọng giá trị gia tăng của sản phẩm. Ngoài việc đầu tư phát triển khâu cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, các doanh nghiệp cần tăng cường chú trọng đầu tư  cho khâu thiết kế để tăng tỷ lệ FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tổ chức sản xuất, thiết kế và bán sản phẩm), đồng thời tích cực phát triển thị trường trong nước và mở thêm thị trường xuất khẩu mới.

Linh Đan