• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Doanh nghiệp dệt may ‘kêu cứu’ vì thủ tục nhiêu khê

(Chinhphu.vn) – Nhiều doanh nghiệp đề nghị, tất cả các khâu kiểm tra cần phải giảm cả về tần suất và thời gian để hàng hóa nhanh chóng được thông quan, bảo đảm kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN trong nước.

19/07/2016 14:52

Đại diện gần 50 DN XNK dệt may tại TPHCM tham dự và đóng góp ý kiến phản ánh khó khăn, vướng mắc tại hội thảo. Ảnh: VGP/Phương Dy

Ngày 19/7, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC, Bộ Tư pháp) phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức hội thảo lắng nghe các ý kiến phản ánh khó khăn, vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành liên quan đến xuất nhập khẩu (XNK) hàng dệt may.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS cho biết, thời gian qua nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước phản ánh nhiều nhiêu khê trong thủ tục, hồ sơ XNK hàng dệt may.

Điển hình là đối với nguyên phụ liệu NK gồm lông vũ, lông cáo, lông gấu để làm hàng áo jacket xuất khẩu, dù đã có kiểm dịch động vật và C/O từ nước xuất khẩu (là thành viên đăng ký công ước CITES), nhưng vẫn phải qua khâu “giấy phép con” trong nước. Trong đó, riêng việc gửi công văn lên Cục Thú y để xin kiểm dịch động vật mất 5-7 ngày, làm thủ tục mở tài khoản đăng ký kiểm dịch hun trùng tại cửa khẩu cũng mất 1-2 ngày…

“Chúng tôi nhiều lần kiến nghị với Bộ NN&PTNT giảm bớt thủ tục kiểm dịch đối với trường hợp NK lông vũ, lông cáo, lông gấu đã qua xử lý, nếu DN cung cấp đầy đủ C/O, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của các nước XK”.

Đối với ngành bông, ông Cẩm cho biết cũng đang gặp phải “cửa ải” thủ tục kiểm dịch thực vật rất tốn kém thời gian chờ đợi. Trong đó, nguyên phụ liệu NK bông phải chịu tần suất kiểm tra đến 50% lượng hàng NK từ vùng có nguy cơ nhiễm dịch cao và 30% từ vùng không có nguy cơ. DN phải gửi công văn lên Cục Thú y để xin giấy phép kiểm dịch thực vật mất thêm 7 ngày, thủ tục mở tờ khai xin đăng ký kiểm dịch tại cửa khẩu mất 2 ngày nữa và sau khi nộp kết quả kiểm dịch đến khi hàng mới được thông quan tiếp tục mất thêm 1-2 ngày.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, tất cả các khâu kiểm tra cần phải giảm cả về tần suất và thời gian để hàng hóa nhanh chóng được thông quan, bảo đảm kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN trong nước.

Tương tự, không ít DN cũng ngán ngẩm vì quy định DN muốn NK máy in phải có giấy phép NK của Cục Xuất bản in và Phát hành thuộc Bộ TT&TT. Cụ thể, điều kiện để có được giấy phép này là DN dệt may phải bổ sung ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh của công ty và người đứng đầu DN phải có chứng chỉ về ngành in từ cao đẳng trở lên, hoặc được cấp chứng nhận đã qua đào tạo bồi dưỡng hoạt động in.

Ông Thanh Phong đại diện Công ty Đầu tư phát triển quốc tế Thắng Lợi phản ánh: DN chuẩn bị NK về một số thiết bị in nhưng đang vướng vì quy định “bằng cấp”. Ông Phong là thành viên HĐQT, có đầy đủ các chứng chỉ công nhận về chuyên môn, nhưng chỉ vì quy định bằng cấp về ngành in từ cao đẳng trở lên mà không đủ tiêu chuẩn để đại diện pháp luật của công ty.

Theo ông Phong, công đoạn in chỉ là một khâu nhỏ trong cả quy trình sản xuất hàng dệt may, do đó, chỉ nên đề xuất cấp giấy phép NK lần đầu cho thiết bị in, lần sau có thể sử dụng giấy phép này, DN không phải xin lại giấy phép NK cho mỗi lô hàng NK.

Bà Phạm Thị Thu Lan, Phó trưởng Phòng XNK Công ty May Sài Gòn 3 nêu bức xúc về quy định của Thông tư 37/2015/TT-BCT, trong đó có yêu cầu DN khi nhập mẫu về thì phải thông qua kiểm tra hải quan về hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo đã gây nhiều khó khăn cho DN: “Quy định này không rõ ràng dẫn đến hiểu lầm”.

Cùng với ý của bà Lan, một số DN phản ánh khi NK hàng mẫu dù chỉ khoảng 10 m vải nhưng cũng phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt với chi phí kiểm tra lên đến 100 USD. Bất cập này khiến người tiêu dùng trong nước phải chi phí nhiều hơn để mua một sản phẩm may mặc vì DN phải cộng thêm các chi phí vào giá bán của sản phẩm. Như vậy, một quy định chưa phù hợp dẫn đến thiệt hại cho cả DN và người tiêu dùng trong nước, thậm chí DN trong nước thua thiệt trong cuộc cạnh tranh đối với các thương hiệu nước ngoài ngay trên sân nhà.

Đáng chú ý, ông Quang, đại diện Công ty May Phương Đông cho biết: Hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy DN dệt may Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh rất khốc liệt đối với các mặt hàng ngoại nhập. Thua về giá thành, thời gian thông quan, uy tín với khách hàng (do chậm trễ)… và thua kém so với các mặt hàng dệt may cùng loại các nước sản xuất.

Việc thực hiện tờ khai sau thông quan hiện nay là quá nhiêu khê khiến DN phải bố trí một nhà kho rất lớn để lưu trữ chứng từ.

“Chính chúng ta siết chúng ta, thì làm sao mà cạnh tranh nổi với hàng hóa của các nước. Chúng tôi đề nghị hải quan giữ tối đa 1-2 năm thôi, chứ chứng từ giữ sau thông quan để kiểm tra mà kéo dài đến 5 năm thì không có DN nào trong nước có sức chịu đựng nổi”, ông Quang bức xúc.

Chia sẻ với vướng mắc, khó khăn của các DN dệt may, bà Đỗ Thái Hà, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ tiếp thu và ghi nhận tất cả các ý kiến của đại diện DN liên quan đến xuất NK hàng dệt may; đề nghị DN nào còn khó khăn, vướng mắc phải kiến nghị ngay.

“Việc Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC tổ chức các buổi thu nhận ý kiến từ phía DN là một sáng kiến nhằm tạo diễn đàn để các DN có thể kiến nghị trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết triệt để, tránh tái diễn các phiền hà, nhiêu khê gây khó khăn, cản trở các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước”.

Phương Dy