• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải pháp CNTT cho đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) - Hôm nay 20/4, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Thế giới (WB) cùng phối hợp tổ chức hội thảo – tọa đàm “Giải pháp xây dựng hệ thống đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp thông qua ứng dụng CNTT”.

20/04/2012 15:19

Các đại biểu trao đổi các giải pháp xây dựng hệ thống đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp thông qua ứng dụng CNTT. - Ảnh: Chinhphu.vn

Các tham luận trình bày tại hội thảo đều cho rằng, việc đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng. Việc có một kênh đối thoại thông qua ứng dụng CNTT là rất cần thiết, để tiết kiệm tối  đa thời gian, chi phí cho các bên.

Ông Tạ Đình Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia cho biết, cuộc khảo sát mới đây tại 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước cho thấy, đa số các doanh nghiệp đều khẳng định sự quan tâm đến việc xây dựng hệ thống mạng máy tính nội bộ, để dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau, nhất là chia sẻ các tập tin, hệ thống thiết bị văn phòng…

Tuy nhiên, chỉ có 58% doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng mạng máy tính nội bộ để phục vụ hoạt đồng điều hành và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 24% doanh nghiệp có website hoặc cổng thông tin điện tử.

Theo ông Tạ Đình Xuyên, mặc dù chi phí để xây dựng cổng thông tin điện tử không quá cao so với mức độ đầu tư CNTT hiện nay, nhưng khó khăn phần lớn là do thiếu đội ngũ nhân lực chuyên trách khâu vận hành và duy trì trang thông tin điện tử, nên doanh nghiệp chưa đầu tư xây dựng.

Đây cũng là một rào cản trong việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin chính thống do các cơ quan nhà nước cung cấp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đề xuất mô hình kênh thông tin đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp thông qua ứng dụng CNTT tại 3 địa phương Lào Cai, Đà Nẵng và An Giang để lấy các ý kiến phản hồi.

Theo đó, kênh thông tin này sẽ kết nối giữa doanh nghiệp và UBND, cũng như các đơn vị trực thuộc chính quyền địa phương. Mẫu đối thoại do UBND và các Sở cấp. Mô hình này sẽ mang lại các tiện ích là điện tử hóa trao đổi thông tin giữa chính quyền địa phương và  doanh nghiệp; chữ ký số được dùng để thay thế chữ ký tay và con dấu, đảm bảo bí mật thông tin.

Ông Lê Viết Lợi, Viện trưởng Viện tin học, VCCI cho rằng, để triển khai mô hình trên, trước mắt cả chính quyền và doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, kết nối internet và có chữ ký số, cùng với tài khoản truy cập của mình.

Mô hình này đảm bảo việc đối thoại giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương được kịp thời, chính xác và bảo mật bằng việc sử dụng chứng thư số, từ đó ứng dụng trong hầu hết các dịch vụ công như: kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử, thanh toán trực tuyến, giao dịch qua email, quản lý văn bản nội bộ...

Phong Thuận