• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hà Nội: Kiểm soát nguồn gốc đi đôi với phòng, chống dịch tại chợ đầu mối

(Chinhphu.vn) – Sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động tại các chợ đầu mối đã sôi động trở lại. Do sức tiêu thụ tại các chợ đầu mối tăng, nên vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, cũng như công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ cần được tăng cường, kiểm soát chặt chẽ.

12/10/2021 17:09

Kinh doanh rau quả tại chợ đầu mối phía nam. Ảnh: VGP/Thành Nam

Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, hoạt động buôn bán đã tấp nập trở lại. Chị Nguyễn Thị Hồng, tiểu thương chợ đầu mối phía nam (quận Hoàng Mai) chia sẻ, nếu như trong thời gian giãn cách, trung bình mỗi ngày chị chỉ bán được 1-2 tấn rau củ quả các loại, thì đến nay chị đã bán ra hơn 4-5 tấn. Trong đó chủ yếu bán cho khách hàng quen chuyên nhập rau cho các cửa hàng ăn uống ở các quận nội thành.

Dù sức mua ít hơn so với trước nhưng trung bình mỗi ngày chị Đỗ Thị Hoa (buôn bán tại chợ đầu mối Long Biên, quận Ba Đình) vẫn bán được 1-2 tấn quả. Chị Hoa cho biết, khách hàng chủ yếu là các tiểu thương nhỏ lẻ tại các chợ dân sinh lấy về để bán.

Do sức tiêu thụ tại các chợ đầu mối đã tăng trở lại nên vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng như công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ cần được tăng cường, kiểm soát chặt chẽ.

Để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, trước lối vào chợ, Ban Quản lý chợ đầu mối phía nam đã bố trí lực lượng ứng trực, hướng dẫn người dân quét mã QR. Ông Nguyễn Hữu Quân, đại diện Ban Quản lý chợ cho biết, chợ đã có biện pháp phân luồng giao thông, tăng cường nhân lực tại chốt ra vào, yêu cầu các hộ kinh doanh phải có giấy xét nghiệm COVID-19.

Ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) đã bố trí lực lượng trực 24/24 kiểm soát chặt chẽ người ra, vào chợ. Theo ông Lê Thanh Bình, Trưởng ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ có 162 hộ kinh doanh, mỗi ngày tiêu thụ 40-50 tấn gia cầm, lượng khách đến giao dịch đông, nguy cơ dịch bệnh rất cao. Vì vậy, đơn vị yêu cầu các tiểu thương phải tiêm đủ 2 mũi vaccine và có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ mới được vào chợ kinh doanh. Người dân vào chợ mua hàng phải quét mã QR, khai báo y tế.

Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 2 chợ đầu mối nông sản và một số chợ có tính chất như chợ đầu mối như: Chợ Long Biên (quận Ba Đình), chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín), chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai)... Qua kiểm tra tại các chợ đầu mối cho thấy, ban quản lý chợ đã liên tục kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các hộ kinh doanh, tuy nhiên, do thương lái thu gom từ nhiều nơi khác nhau nên vẫn rất khó khăn để xác định nguồn gốc xuất xứ tất cả mặt hàng tại chợ.

Hiện tại, các cơ quan chức năng của Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, yêu cầu ban quản lý chợ đầu mối phải giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ nông sản bán tại chợ; đồng thời bảo đảm các quy định phòng, chống dịch.

Điển hình, tại chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Ban Quản lý chợ đã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các tiểu thương ghi chép nhật ký nhập hàng hóa ở từng địa phương. Từ nay đến Tết Nguyên đán, Ban Quản lý chợ sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm buôn bán tại chợ theo quy định; đồng thời tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

Để kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên thị trường nói chung, chợ đầu mối nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường công tác giám sát, cảnh báo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

Đồng thời, tiến hành lấy mẫu tại các chợ đầu mối và chợ có tính chất như chợ đầu mối để cảnh báo nguy cơ cho người tiêu dùng... Ngoài ra, ban quản lý các chợ cần yêu cầu các hộ kinh doanh thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm để cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho người tiêu dùng Thủ đô.

Thành Nam