Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Giá tham chiếu của FLC trong ngày chào sàn là 5.500 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá là /- 20% so với giá tham chiếu. Theo đó, giá cao nhất đạt được là 5.800 và giá thấp nhất là 5.600 đồng/cổ phiếu, tổng thanh khoản toàn phiên đạt mức 4,43 triệu đơn vị.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index dừng lại ở mức điểm 496,56; tăng 2,9 điểm (0,59%). Tổng khối lượng cổ phiếu được trao đổi đạt 34,42 triệu đơn vị tương ứng với giá trị 648,33 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 110, 85 và 78.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại 62,33 điểm, tăng 0,44 điểm (0,72%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,79 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 131,08 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 60, 34 và 144.
Mặc dù không còn quá phụ thuộc vào yếu tố hỗ trợ đến từ các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên cả hai sàn như trước đây, nhưng phiên tăng điểm ngày hôm nay vẫn mang một số dấu ấn khá rõ nét của nhóm này. Thời gian khớp lệnh kết thúc, nhóm VN30 có tới 19 mã tăng giá trong khi số mã giảm giá chỉ dừng lại ở con số 3. Tương tự như vậy, tại nhóm HNX30 con số này lần lượt là 14 và 5.
Đại diện cho nhóm các cổ phiếu Blue-chips tăng giá là FPT, GMD, VCB, VIC, VNM, BVS, NTP, PGS, SHB và VCG. Ở chiều ngược lại, các mã giảm giá bao gồm CII, MSN, STB, ICG, PVC, PVS, SCR và VND.
Đáng chú ý, ở phiên này khối ngoại lại bất ngờ quay trở lại bán ròng trên quy mô toàn thị trường. Thống kê sơ bộ cho thấy, tại sàn TP HCM, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tới hơn 376.000 đơn vị, tương đương với giá trị 16,41 tỷ đồng. Các cổ phiếu được bán ròng mạnh nhất ở sàn HoSE là EIB, SSI, DPR, CTG.
Còn trên sàn Hà Nội, khối lượng bán ròng của khối này thậm chí còn cao hơn hẳn so với sàn TPHCM khi lên tới con số 1,57 triệu đơn vị. Đặc biệt, các mã dẫn đầu về khối lượng bán ròng của HNX là SHB, SCR, KLS, PVX.
Hà Nguyễn