• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Internet: Từ dịch vụ cao cấp trở thành bình dân

(Chinhphu.vn) - Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, trong 5 năm qua, viễn thông, mạng internet tại Việt Nam từ một dịch vụ cao cấp đã trở thành một dịch vụ bình dân, phổ biến trong mọi gia đình, công sở, trường học; từ một dịch vụ bổ sung trở thành một dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống.

18/03/2016 17:15
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực thi Luật Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 18/3, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, kể từ khi hai Luật này có hiệu lực (tháng 7/2010) đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng viễn thông rộng khắp đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, làm thay đổi đời sống của người dân và xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển mạnh, tạo ra môi trường học tập, lao động vô cùng tiện ích cho người dân trên mọi miền Tổ quốc.

Số lượng thuê bao viễn thông di động, Internet băng rộng, đặc biệt là số lượng thuê bao di động băng rộng (3G) đã tăng nhanh. Đến tháng 12/2015 cả nước đã có 7,7 triệu thuê bao Internet băng rộng cố định, 35,8 triệu thuê bao 3G, đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân. Những quy định của 2 Luật này cũng đã mở đường cho việc hình thành thị trường truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, tạo điều kiện đẩy nhanh số hóa truyền hình ở Việt Nam.

Số lượng bộ đàm thông tin vô tuyến điện dùng ở các sân bay, taxi, bảo vệ, xây dựng, siêu thị, nhà hàng đều tăng nhanh chóng, trung bình từ 15-20%/năm. Cả nước đã có 22 cảng hàng không nội địa và quốc tế được trang bị hệ thống thiết bị vô tuyến điện hạ cánh chính xác ILS, với gần 200 đài vô tuyến dẫn đường hàng không để bảo đảm an toàn cho các chuyến bay.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, thị trường viễn thông vẫn còn tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xuất hiện các nguy cơ tổn hại tới sự phát triển bền vững của thị trường. Doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hạ tầng mạng lưới, mức độ chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông còn thấp, sự xuất hiện dịch vụ mới và ảnh hưởng đến xu thế hội tụ viễn thông và truyền thông. Các vấn đề này đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp viễn thông. 

Cũng tại Hội nghị, đại diện Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, bên cạnh những thành tựu đạt được, một số quy định trong các văn bản thi hành Luật còn chưa thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thị trường trong giai đoạn mới, cũng như chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cụ thể, việc quản lý giá cước dịch vụ hiện nay vẫn theo cách nhà nước can thiệp sâu vào việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là doanh nghiệp thị phần khống chế vẫn phải đăng ký từng gói cước với cơ quan quản lý, dẫn đến bị động, mất cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, xu hướng kinh doanh dịch vụ qua nền internet ngày càng phát triển, tính biên giới không được áp dụng, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT (đa phương tiện) đang phát triển mạnh vào thị trường Việt Nam nhưng chính sách thuế và giấy phép chưa được áp dụng. Điều này tạo ra sự không bình đẳng, cũng như tạo ra các mối đe dọa đến an ninh quốc gia và bảo mật thông tin cá nhân khách hàng.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, hội nghị này là kênh thông tin tốt để Bộ xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ các đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý dưới Luật, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo công cụ hữu hiệu để quản lý ngành tốt hơn, cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh, quốc phòng.

Theo đó, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ; thúc đẩy việc chia sẻ cơ sở hạ tầng, sử dụng tối đa hạ tầng viễn thông đã đầu tư của các doanh nghiệp; giải quyết tình trạng độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư cao tầng… tạo điều kiện cho doanh nghiệp được triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

Hiền Minh