• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhóm VN30 kéo VN-Index “ngược dòng”

(Chinhphu.vn) - Nhờ giao dịch tích cực của nhóm cổ phiếu VN30 nên VN-Index đã có thêm một phiên dao động trái chiều với HNX-Index khi tăng hơn 2 điểm trong ngày hôm nay, 17/9.

17/09/2013 18:47

Ảnh minh họa
Thị trường đóng cửa, VN-Index tăng 2,16 điểm (0,45%), dừng lại tại mốc điểm 477,73. Tổng khối lượng giao dịch đạt 39,15 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 719,18 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 78, 108 và 78.

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index tiếp tục giảm nhẹ 0,5 điểm (0,83%), chốt phiên ở điểm số 59,53. Tổng khối lượng cổ phiếu được trao đổi là 25,41 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 161,09 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 31, 53 và 149.

Đồ thị theo thời gian thực của cả hai chỉ số cũng cho thấy sự “lệch pha” rất rõ ràng trong phiên hôm nay. Nếu như VN-Index trọn vẹn một phiên tăng điểm thì HNX-Index lại không có một thời khắc nào thoát khỏi tình trạng giảm điểm. Bên cạnh đó, theo thời gian, càng ngày chỉ số chính trên sàn TPHCM càng tăng mạnh hơn, trong khi chỉ số chính trên sàn Hà Nội lại sụt giảm sâu hơn.

Nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt như trên chủ yếu là do những ảnh hưởng đến từ giao dịch của nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên hai sàn. Bởi vì thực tế tại thời điểm kết thúc phiên, số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HoSE ít hơn nhiều so với số giảm giá (78 và 108). Tuy nhiên, do trong số các mã tăng giá có tương đối nhiều cổ phiếu thuộc diện Blue-chips nên lực đỡ cho VN-Index là rất đáng kể.

Cụ thể, khi thời gian giao dịch kết thúc, nhóm VN30 có đến 13 mã tăng giá và chỉ 8 mã giảm giá. Bên sàn Hà Nội, con số này ở nhóm HNX30 là 5 và 15. Đại diện cho các cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn tăng điểm phiên hôm nay là BVH, DPM, PVD, VCB, NTP, PVS và PGS. Ở chiều ngược lại, nhóm giảm giá bao gồm CTG, HAG, MSN, SSI, BVS, PVC và SCR.

Nếu như ngày hôm qua (16/9), tâm điểm của thị trường rơi vào các cổ phiếu là đối tượng trong đợt tái cơ cấu lần này của quỹ ETF, thì hôm nay có vẻ như “cơn sốt” đó đã hạ nhiệt đáng kể. Ngay cả mã từng có khối lượng dư mua ở mức giá trần khá lớn phiên trước là DRC thì phiên này cũng chỉ đạt mức giá cao nhất là 42.400 đồng/đơn vị, cách rất xa so với giá trần 43.700 đồng. SHB thậm chí còn thiếu tích cực hơn nữa khi áp lực cung phải chịu đựng quá lớn, để rồi đành chấp nhận sụt giảm 100 đồng/cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa. Mức giá hiện tại của DRC và SHB lần lượt là 41.800 và 6.800 đồng/cổ phiếu.

Thay vào đó, sự chú ý của nhà đầu tư phiên hôm nay được đổ dồn vào hai cổ phiếu PVD trên HoSE và VCG trên HNX. Giao dịch của PVD hôm nay rất vững chắc và ổn định khi tăng dần từ mức giá 58.000 đồng lên giá trần 61.500 đồng/cổ phiếu. Kèm theo đó, thanh khoản của mã này cũng có sự cải thiện rõ rệt so với các phiên trước với 615.960 cổ phiếu được trao tay. Theo như thông tin của một số nhà đầu tư, nhiều khả năng PVD được mua vào mạnh là do có kết quả sản xuất kinh doanh tương đối khả quan. Điều đó được thể hiện qua việc HĐQT vừa phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu để thưởng cho cán bộ, công nhân viên.

Trái ngược với PVD, giao dịch tại VCG đã làm cho nhiều người phải quan tâm khi rơi vào tình trạng dư bán giá sàn với khối lượng lớn lên tới hàng triệu đơn vị. Đáng chú ý, trong 15 phút của phiên ATC không một cổ phiếu VCG nào được trao tay. Thị trường đóng cửa, VCG vẫn còn khối lượng trên 3,1 triệu đơn vị dư bán mức giá ATC. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên của VCG đạt 480.900 cổ phiếu.

                                                                                                          Hà Nguyễn