• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tâm điểm cổ phiếu có thị giá thấp

(Chinhphu.vn) – Nhóm cổ phiếu thị trường và có thị giá thấp đã trở thành tâm điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay (15/8) khi thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như dòng tiền mới.

15/08/2013 19:44

Tại thời điểm đóng cửa, hầu hết những cổ phiếu tăng trần trong phiên đều là những mã có thị giá thấp. Có thể dễ dàng để thống kê ra các đại diện tiêu biểu như BGM, DIG, ITA, KBC, KTB, OGC. Các cổ phiếu còn lại mặc dù không thể chốt phiên tại mức giá cao nhất của mình nhưng cũng kịp có được một mức tăng khá.

Nhiệm vụ thu hút và định hướng dòng tiền cũng được nhóm cổ phiếu có thị giá thấp thực hiện rất thành công. Có thanh khoản tốt nhất trên sàn TPHCM là ITA với xấp xỉ 6 triệu đơn vị được trao tay, đứng ngay sau đó là PVT với 4,28 triệu đơn vị. Các vị trí thứ 3 và thứ 4 cũng lần lượt thuộc về những cổ phiếu thuộc nhóm này. Và cũng nhờ vào sự đóng góp đó mà khối lượng giao dịch trên sàn TPHCM tăng đột biến lên tới 63,48 triệu đơn vị; từ đó phần nào giúp gỡ bỏ những lo lắng của nhà đầu tư về vấn đề thanh khoản luôn đè nặng trong tâm lý ở cả khoảng thời gian dài trước đó.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index dừng lại tại mức điểm 508,22; tăng 4,65 điểm (0,92%). Tổng khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh đạt 63,49 triệu đơn vị tương ứng với giá trị 1.136,43 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 160, 54 và 61.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt phiên tại 62,33 điểm; tăng 0,42 điểm (0,68%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,21 triệu đơn vị tương đương với giá trị 200,05 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 57, 31 và 159.

Giao dịch thỏa thuận phiên này chỉ chiếm một tỷ  trọng không đáng kể so với tổng thanh khoản thị trường. Trong số đó, nổi bật nhất là giao dịch của hai cổ phiếu VNM tại HoSE và WSS tại HNX. Cụ thể, VNM đã có trên 722.000 đơn vị còn WSS là trên 4 triệu đơn vị được khớp lệnh theo phương thức thỏa thuận. Thị trường đóng cửa, VNM dừng lại tại mức giá 151.000 đồng còn WSS là 3.900 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến khớp lệnh trên sàn Hà Nội ngày hôm nay trầm lắng hơn hẳn so với sàn TPHCM. Phần lớn giao dịch trên sàn này đều được tập trung ở các cổ phiếu nằm trong nhóm HNX30. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua những đóng góp về mặt thanh khoản khi khối lượng khớp lệnh của nhóm HNX30 chiếm tới trên 65% tổng khối lượng giao dịch toàn sàn HNX. Chốt phiên, cả nhóm có tới 14 mã tăng giá trong khi số lượng mã giảm giá chỉ là 6. Đại diện cho các cổ phiếu tăng giá là AAA, BVS, KLS, PGS, VCG còn đại diện cho phía giảm giá là ACB, PVC, PVI và SHB.

Hà Nguyễn