• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tín hiệu hạ lãi suất huy động

(Chinhphu.vn) - Bên cạnh việc hạ lãi suất cho vay của một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, ACB, VIB, VPBank, một số ngân hàng đã hạ lãi suất huy động xuống dưới 14%.

06/03/2012 10:19

Các số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện.

Ngân hàng đầu tiên  hạ lãi suất huy động

Theo biểu lãi suất huy động mới từ ngày 1/3  của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 3,6%/năm. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 đến 13 tháng còn 13,85%, áp dụng cho lĩnh lãi cuối kỳ. Các kỳ hạn trên 15 tháng lãi suất được áp dụng ở mức 12%/năm.

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam ngày 29/2 cũng áp dụng biểu lãi suất huy động mới. Theo đó, lãi suất cao nhất là 13,75%/năm thuộc về các kỳ hạn gửi từ 2 tháng đến 12 tháng, kỳ hạn 1 tháng chỉ được lãi suất 11,5%/năm. Các khoản tiền gửi trên 18 tháng sẽ được hưởng lãi suất 13,25%/năm.

Ngày 2/3, ngân hàng Shinhan Việt Nam cũng thay đổi lãi suất huy động. Đây là lần điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ hai chỉ trong vòng 1 tháng. 

Mức lãi suất cao nhất tại Shinhan Việt Nam chỉ là 13%/năm dành cho kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng, các kỳ hạn dài hơn sẽ có mức lãi suất tiền gửi thấp hơn. 

Cụ thể, kỳ hạn 3 tháng là 12,8%/năm; 6 tháng được nhận 12,4%/năm, 9 tháng áp dụng 11,5%/năm, và các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 10,8%/năm.

Một chuyên gia kinh tế nhìn nhận, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2012 thấp hơn năm ngoái nên làm giảm áp lực huy động vốn, khiến các ngân hàng không phải đôn đáo kiếm tiền để cho vay, nên cũng không phải duy trì lãi suất huy động cao. Do vậy, đây cũng là cơ sở để lãi suất huy động hạ xuống trong thời gian tới.

Điều này cũng phù hợp với đề xuất của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đưa ra 3 phương án hạ lãi suất cho vay xuống dưới 10% một năm. Trong đó, phương án 1 được VAFI đưa ra giống như Ngân hàng Nhà nước đang triển khai. Đó là chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước hạ dần lãi suất cho vay, sau đó đến các ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Theo tín hiệu của CPI và thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện bơm tiền ở mức độ liều lượng và cuối cùng sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động.

Cơ sở để hạ lãi suất huy động

Theo các chuyên gia kinh tế, để hạ được lãi suất huy động phải phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát, thanh khoản của ngân hàng và lòng tin của dân chúng vào VND cũng như mức độ bền vững của việc chống lạm phát.

Tổng cục Thống kê đã công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2012, tăng 1% so với tháng trước, nhưng xét về mức tăng trong tương quan với các tháng cùng kỳ, con số 1% của tháng này cao hơn của năm 2009 nhưng thấp hơn hầu hết các năm khác. Trong khi đó, việc tăng thấp hơn tháng cùng kỳ năm ngoái tạo hiệu ứng làm thay đổi chỉ số giá tháng này so với tháng 1 năm trước, với CPI hạ thấp xuống mức 17,27%, thay vì 18,13% cách đây 1 tháng.

Bên cạnh đó, các số liệu liên tục được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong cả tháng qua cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện, mà dường như đang có tình trạng dư thừa vốn tại một số không ít các ngân hàng Việt Nam. Với  3 phiên đấu thầu đầu năm 2012, Kho bạc Nhà nước đã huy động được tổng cộng 11.780 tỉ đồng, chưa kể Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng đã huy động được 9.000 tỉ đồng trái phiếu , lãi suất đều nằm dưới mức 11,7%/năm, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất huy động 14%/năm mà các ngân hàng đang phải huy động từ người dân.

Đặc biệt, Chỉ thị 01 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành đã phân loại tăng trưởng tín dụng theo nhóm 1 tối đa 17%, nhóm 2 tối đa 15%, nhóm 3 tối đa 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng cộng với danh tính ngân hàng thuộc nhóm nào cũng “lác đác” đã được thông báo. Điều này có nghĩa những ngân hàng trong nhóm 4 và thậm chí cả ngân hàng trong nhóm 3 cũng không dễ huy động được tiền và việc chạy đua lãi suất sẽ chấm dứt.

Công Trí