• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ĐBQH đánh giá cao báo cáo công tác phòng chống tội phạm của Chính phủ, VKSNDTC và TANDTC

(Chinhphu.vn) - Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật và phòng, chống tham nhũng (PCTN).

07/11/2017 17:03
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu lưu tại phiên họp ngày 7/11. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận phiên thảo luận của Quốc hội sáng 7/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Qua 1,5 ngày thảo luận về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm, PCTN, công tác thi hành án, các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, đã có 50 vị đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến thảo luận và tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm. Các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đã phát biểu tiếp thu và làm rõ thêm một số vấn đề.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, qua thảo luận, các vị đại biểu cơ bản tán thành với nội dung các báo cáo. Năm 2017, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật và PCTN. Công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án góp phần giữ vững ổn định chính trị bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân và hội nhập quốc tế của nước ta.

Đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, năm 2017, Chính phủ đã chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai thực  hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật tội phạm, PCTN trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Kịp thời ban hành sửa đổi nhiều văn bản pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý Nhà nước.

Qua đó, tình hình tội phạm vi phạm pháp luật đã được kiềm chế. Một số loại tội phạm vi phạm pháp luật giảm mạnh, đạt yêu cầu các nghị quyết của Quốc hội. Chất lượng công tác điều tra được nâng lên, hạn chế nhiều vi phạm so với cùng kỳ. Tình hình trật tự an toàn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương.

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm nghiêm trọng tăng như tội phạm giết người, tội phạm môi trường, tội phạm công nghệ cao, tội phạm về ma túy, tội xâm phạm tình dục trẻ em… gây lo lắng, bất bình trong nhân dân.

Số lượng vi phạm pháp luật hành chính lớn, trong đó có nhiều vi phạm hành chính nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự, nhưng không bị xử lý hình sự. Mức xử phạt hành chính trong nhiều trường hợp còn nhẹ, dẫn đến tình trạng chấp hành pháp luật không nghiêm, nhờn luật. Hiện tượng phạt cho tồn tại còn khá phổ biến.

Với quyết tâm chính trị cao, công tác PCTN năm 2017 đã có chuyển biến rõ hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, được nhân dân và dư luận đồng tình, đánh giá cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về báo cáo công tác của Viện trưởng VKSNDTC, đa số ý kiến cho rằng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Số lượng tố giác tin báo về tội phạm được kiểm soát tăng hơn. Công tác phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cơ bản đúng pháp luật. Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn và đúng tội danh, vượt chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội.

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính tiếp tục có một số chuyển biến tốt. Tỷ lệ đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được giải quyết tăng. Chất lượng kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, án hành chính được nâng lên.

Tuy nhiên, các vị đại biểu Quốc hội cũng chỉ rõ: Viện kiểm sát một số nơi chưa kiểm sát chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận giải quyết tố giác tin báo tội phạm. Số trường hợp bị bắt tạm giữ về hình sự tuy giảm, nhưng số trường hợp phải trả tự do hoặc chuyển xử lý hành chính tăng. Tiến độ, chất lượng giải quyết một số vụ án vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đáng lưu ý còn 32 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố phải đình chỉ do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.

Về báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, đa số ý kiến cho rằng năm 2017 công tác xét xử của TAND các cấp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nguyên tắc công khai trong xét xử và tranh tụng được thực hiện tốt hơn.

Mặc dù số lượng các vụ án phải thụ lý và giải quyết tăng nhiều so với năm 2016, nhưng giải quyết án bảo đảm trong thời hạn luật định. TANDTC đã có nhiều giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử của tòa án. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc thực hiện chủ trương tăng cường áp dụng các hình phạt như cải tạo không giam giữ, phạt tiền chưa được quán triệt thực hiện đầy đủ theo đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, đa số đại biểu cho rằng công tác thi hành án dân sự năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực. Số việc thi hành xong đạt tỷ lệ cao hơn các năm trước, trong đó thi hành các vụ việc liên quan tín dụng ngân hàng tăng 8.460 tỷ đồng. Công tác thi hành án hình sự có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ sở giam giữ không để xảy ra vụ việc phạm nhân gây rối, chế độ giam giữ được bảo đảm, bình quân diện tích chỗ nằm của phạm nhân tăng. Chất lượng công tác giáo dục phạm nhân tiếp tục được nâng lên. Số lượng phạm nhân được tòa án quyết định miễn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tăng so với năm trước.

Tuy nhiên, số án dân sự có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển năm sau còn lớn. Số vụ cưỡng chế có sai phạm dẫn đến bồi thường thiệt hại chưa giảm, chưa có giải pháp hữu hiệu thu hồi tài sản tham nhũng. Đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm 87 vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài qua nhiều năm.

Về kiến nghị, nhiều đại biểu tán thành với đề xuất của Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC và kiến nghị của Ủy ban Tư pháp trong đó lưu ý thêm các kiến nghị như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế PCTN. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ chế độ trách nhiệm. Đẩy mạnh công tác kiểm tra thanh tra, giám sát. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phòng chống tội phạm.

Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC có giải pháp chủ động triển khai thi hành các bộ luật, nghị quyết về tư pháp và kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để bảo đảm các quy định mới sớm được thi hành trong thực tiễn.

Lê Sơn