• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Nam: Giữ vững hoạt động sản xuất công nghiệp

(Chinhphu.vn) - Với các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, kịp thời, đồng bộ trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam đã kiểm soát được dịch COVID-19, qua đó duy trì, giữ vững hoạt động sản xuất công nghiệp- lĩnh vực sản xuất chủ lực của tỉnh.

04/10/2021 08:15
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh: Đến hết tháng 1/2022, giải ngân đạt từ 98- 100%. Ảnh: VGP/Thế Phong

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về kết quả nổi bật trong thực hiện phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng qua, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết qua nhận diện, phân tích, đánh giá tình hình, tỉnh Quảng Nam xác định công tác phòng chống dịch là ưu tiên hàng đầu, kết hợp với phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt 95% đến cuối năm 2021

Nhiều biện pháp phòng chống dịch kịp thời, linh hoạt được triển khai đồng bộ đến cấp cơ sở giúp tỉnh kiểm soát được dịch bệnh và không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Mặc dù dịch có bùng phát trong cộng đồng tại một số địa phương và nhà máy song tỉnh đã kịp thời xử lý, dập dịch sớm.

“Trong thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kép được tỉnh quán triệt rõ ràng, nhất là hạn chế đến mức thấp nhất việc phòng chống dịch quá mức làm ảnh đến sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp chủ lực của địa phương vẫn được duy trì”, ông Thanh cho hay.

Cùng với lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh tập trung đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thành lập Ban chỉ đạo Tỉnh uỷ về giải phóng mặt bằng một số dự án lớn; thành lập Tổ công tác UBND tỉnh để đôn đốc tiến độ giải ngân và quyết toán. UBND tỉnh ban hành nhiều quy định mới về quản lý hoạt động đầu tư để đưa hoạt động này đi vào nề nếp, công khai.

Do đó, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh đạt 51%, dự kiến cuối tháng 10 đạt trên 63%. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, rà soát, chuyển vốn đối với các dự án, phấn đấu cuối năm nay, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%, đến hết tháng 1/2022 giải ngân đạt từ 98-100%.

Tỉnh đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch không gian, từ quy hoạch vùng động lực phía Đông, đến quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch các trục cảnh quan chính…đã từng bước làm rõ định hướng phát triển mang bản sắc riêng.

Bên cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện liên quan đến thủ tục hành chính, đầu tư và các lĩnh vực khác đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp. Hiện đã ủy quyền 136/260 TTHC của UBND tỉnh (đạt tỉ lệ 52%). Đồng thời động viên doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp, du lịch, có phương án về phục hồi sản xuất kinh doanh…

Nhờ đó, 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 35,7%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 15%...

Đến ngày 30/9, tổng thu ngân sách Nhà nước trên dịa bàn tỉnh đạt hơn 14.887 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ 2020. Sản xuất nông nghiệp ổn định, năng suất, sản lượng tăng so với năm trước. An sinh xã hội được bảo đảm. Đến ngày 15/9, đã có 133.244 lao động thuộc 3.649 doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 51,7 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

 “Thời gian qua, địa phương duy trì chủ trương đón công dân từ nước ngoài và từ các tỉnh, thành phía nam về cách ly tập trung. Giải pháp này vừa là nghĩa cử tốt đẹp đối với đồng bào vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch có thêm thu nhập từ việc thực hiện cách ly có thu phí, góp phần duy trì hoạt động trong bối cảnh khó khăn hiện nay”, ông Thanh chia sẻ.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh song tỉnh Quảng Nam đã chủ động triển khai biện pháp bảo vệ an toàn cho sản xuất. Trong ảnh: Khu kinh tế mở Chu Lai. Ảnh: VGP/Thế Phong

Đẩy mạnh sản xuất, phục hồi kinh tế

Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2021, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ giải pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh để sản xuất, phục hồi phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch và công nghiệp. Quảng Nam đề nghị Chính phủ quan tâm cấp thêm vaccine phòng COVID-19 vì hiện nay tỉ lệ tiêm vaccine của tỉnh mới đạt 25%, do đó để phục hồi phát triển du lịch, sản xuất công nghiệp cần tăng độ phủ vaccine.

Trước mắt, tỉnh ban hành hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng chống dịch trong khi chờ Ban Chỉ đạo quốc gia ban hành hướng dẫn thích ứng với dịch COVID, trong đó tỉnh tạo thuận lợi cho việc đi lại, không để ách tắc cả người và hàng hóa.

Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Tỉnh sẽ xây dựng chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023 trong điều kiện đã kiểm soát được dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó, tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm.

Thành lập tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Xây dựng phương án thích ứng an toàn với dịch trong từng giai đoạn, tùy theo tiến độ phủ vaccine và diễn biến dịch bệnh…

Theo ông Lê Trí Thanh, những tháng cuối năm, tình hình dịch COVID-19 có thể  tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành kinh tế của tỉnh. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Nam ước đạt 3-4%; thu ngân sách Nhà nước đạt dự toán năm 2021.

Thế Phong