• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

UBTVQH thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi)

(Chinhphu.vn) - Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) được đưa ra thảo luận vào sáng 10/1 trong phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

10/01/2017 15:17
Thảo luận về tên gọi của dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị đổi thành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi).

Theo ông Uông Chu Lưu, việc đổi tên Luật là phù hợp, vì khái niệm tài sản công đã được quy định trong Hiến pháp. Hơn nữa dự thảo Luật điều chỉnh cả những tài sản do các cơ quan Đảng quản lý, việc sử dụng tên Luật là Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là quá hẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu không tán thành với tiếp thu của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội đồng ý "bổ sung thẩm quyền của UBTVQH trong việc khoán kinh phí ô tô đối với các đại biểu Quốc hội chuyên trách". Quan điểm của Phó Chủ tịch Quốc hội là giao thống nhất cho Chính phủ. Ý kiến này đã nhận được sự đồng tình của UBTVQH.

Bên cạnh đó, UBTVQH tập trung vào các nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật, đó là: Xử lý nguồn thu từ xử lý, thanh lý, điều chuyển tài sản, bồi thường xử lý đất đai và thẩm quyền quy định về mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy, ghi giảm tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại; khai thác, sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết; phân cấp thẩm quyền quyết định đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng.

Về xử lý nguồn thu từ xử lý, thanh lý, điều chuyển tài sản, bồi thường xử lý đất đai, hiện có 2 quan điểm. Đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị quy định theo hướng là toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước, nguồn chi phí trang trải cho việc xử lý tài sản do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan theo quy định của pháp luật về ngân sách. Theo đó, việc quy định như trên sẽ bảo đảm các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước phải được dự toán, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.

Ý kiến của cơ quan soạn thảo đề nghị quy định theo hướng: Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản, được nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tỏ ý băn khoăn vì việc lập dự toán ngân sách Nhà nước thường vào cuối của năm trước, trong khi việc xử lý, thanh lý tài sản có thể diễn ra bất cứ lúc nào, khi cơ quan thấy rằng tài sản đó cần phải điều chuyển, lúc đó lại không nằm trong niên hạn ngân sách nữa, như vậy có hợp lý không?

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, tất cả các khoản thanh lý, xử lý tài sản đều phải nộp vào kho bạc tạm giữ, sau đó mới trừ đi chi phí, còn lại bao nhiêu mới nộp vào ngân sách, như vậy vẫn kiểm soát được qua hệ thống kho bạc.

Qua thảo luận, UBTVQH thống nhất việc sử dụng các nguồn thu từ xử lý, thanh lý, điều chuyển tài sản, bồi thường xử lý đất đai nộp kho bạc Nhà nước, đồng thời lập dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó trừ đi phần chi, còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Đối với thẩm quyền quy định về mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy, ghi giảm tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại; khai thác, sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết; phân cấp thẩm quyền quyết định đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng, UBTVQH thống nhất với quan điểm của Ban soạn thảo.

Do đặc thù các loại tài sản công rất phong phú, đa dạng, ở nhiều hình thái khác nhau, được giao cho rất nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng nhiệm vụ khác nhau và có quy mô khác nhau ở từng địa phương, nên cần thiết để Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định các nội dung trên nhằm tạo sự chủ động trong điều hành, phù hợp với chính sách trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, việc quy định Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định các vấn đề trên đã được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước hiện hành và trong thực tiễn thực hiện không phát sinh bất cập. Do đó, thẩm quyền quản lý tài sản công do Chính phủ quy định và giao Chính phủ phân cấp thẩm quyền các nội dung trên như Khoản 4 Điều 14 của dự thảo Luật.

Nguyễn Hoàng