• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vĩnh Phúc - ‘điểm sáng’ cải cách hành chính

(Chinhphu.vn) – Đây là một trong những điểm nhấn của tỉnh Vĩnh Phúc được các đại biểu thảo luận tại cuộc làm việc giữa Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ với lãnh đạo chủ chốt tỉnh về công tác CCHC.

13/07/2020 10:00
Ảnh: VGP/Lê Sơn

Nhiều sáng kiến, giải pháp trong CCHC

Báo cáo với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì cho biết: Những năm qua, công tác CCHC của tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên các mặt như cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHC, công tác CCHC trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực ở tất cả các lĩnh vực. Theo đó, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về CCHC được nâng lên nhiều so với trước đây, tinh thần, thái độ và ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư bài bản, đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và mang lại hiệu quả cao; bộ máy hành chính được tổ chức khoa học; hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước được nâng cao; thể chế nền hành chính được cải cách và hoàn thiện cơ bản, phát huy dân chủ, thiết lập chế độ công khai, minh bạch; công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng, nội dung và quy trình.

Thủ tục hành chính được đơn giản hóa, công khai, đầy đủ, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức và nhân dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan Nhà nước, góp phần cải thiện mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp.

Do đó, các chỉ tiêu CCHC đều đạt và vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 60/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Các chỉ số của tỉnh luôn thuộc nhóm các địa phương có kết quả cao, như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chỉ số cải cách hành chính (PAR Index); chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp (SIPAS).

Đặc biệt, Vĩnh Phúc đã có nhiều sáng kiến, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính như: Áp dụng phần mềm Zalo trong việc tra cứu, thông báo tình trạng giải quyết và kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp; phối hợp với Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc kết nối liên thông giữa phần mềm "Một cửa hành chính công” và phần mềm chuyển phát nhanh (EMS) để thực hiện tiếp nhận và đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh; chuyển kinh phí thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân được khen thưởng qua tài khoản, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng từ 25 ngày xuống còn 12 ngày, giảm 13 ngày so với quy định của Trung ương...

Hằng năm, tỉnh Vĩnh Phúc đều tiến hành điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công. Qua khảo sát, mức độ hài lòng trung bình của các dịch vụ công đạt trên 80%. Năm 2017, chỉ số SIPAS của Vĩnh Phúc đạt 95,75%, xếp thứ nhất trên 63 tỉnh, thành phố; năm 2018, đạt 88,2%, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố; năm 2019, đạt 83,37%, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố. 

Tỉnh áp dụng phần mềm ứng dụng dùng chung (tỉnh, huyện, xã liên thông ngang, dọc) cho bộ phận một cửa các cấp. Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay, Hội đồng thẩm định chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đã thẩm định và công nhận 157 sáng kiến tiêu biểu của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Tập trung cải cách thể chế, công khai TTHC, hiện đại hóa nền hành chính

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Vĩnh Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận về tồn tại, yếu kém để tìm giải pháp khắc phục.

Đó là, việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC ở một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa chủ động; việc công khai hóa thủ tục hành chính, áp dụng phần mềm tin học trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm so với yêu cầu đề ra; nguồn lực phục vụ CCHC tại một số đơn vị cấp xã còn hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ công tác CCHC của một số đơn vị, địa phương chưa thường xuyên.

Ông Nguyễn Văn Trì chỉ rõ, nguyên nhân của những yếu kém này là do người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo các nhiệm vụ CCHC thuộc ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; trình độ tin học và ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tuy đã được triển khai nhưng vẫn còn chậm; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chủ yếu tập trung đầu tư cho các cơ quan cấp tỉnh và cơ quan cấp huyện; một số cấp xã trang thiết bị còn thiếu.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì cho biết: Tỉnh tập trung vào cải cách thể chế như việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.

Thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính, công khai phí, lệ phí, thời gian và tình trạng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện có hiệu quả phần mềm một cửa trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, phần mềm bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã; phần mềm dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Đặc biệt, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp các cơ quan, đơn vị phù hợp với quy định của Chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương; tiếp tục rà soát, sắp xếp đảm bảo tinh gọn hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực phải bảo đảm đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý so với năm 2015; đến năm 2025 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý so với năm 2021; giải thể những đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với quy hoạch của tỉnh hoặc không phù hợp với quy định của bộ, ngành. Chuyển đổi mô hình hoạt động đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, giáo dục, y tế.

Đối với hiện đại hoá nền hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc xác định rõ việc hoàn thiện hệ thống cổng thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý về chất lượng (ISO) trong các cơ quan hành chính Nhà nước; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng hiệu quả phần mềm dùng cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.

Lê Sơn