• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) – Thông cáo báo chí của VPCP về hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 24/3.

25/03/2017 12:12

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị về quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị về quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” ngoài thi cử, sách giáo khoa thì một trong những mũi phải đổi mới rất mạnh đó là công tác quản lý, thực hiện dân chủ để làm sao có môi trường giáo dục thực sự cởi mở, để cho tất cả những giá trị tốt đẹp trong nghiên cứu, trong giảng dạy được bừng nở. Nhưng thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục, đào tạo có những đặc thù không giống ở phường, xã, và trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) cũng khác với trường phổ thông, tiểu học, mầm non.

Khi Phó Thủ tướng đặt câu hỏi hiện có bao nhiêu trường ĐH, CĐ đã thành lập hội đồng trường, đại diện Vụ Đại học (Bộ GD&ĐT), Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) không đưa ra được thống kê đầy đủ, mà chỉ có số liệu ở phạm vi ngành mình quản lý. Cụ thể, có 16/38 trường ĐH thuộc Bộ GD&ĐT; 30% trường cao đẳng nghề có hội đồng trường.

"Việc thành lập hội đồng trường là “chỉ số" cơ bản, dễ thấy nhất trong thực hiện quy chế dân chủ ở trường ĐH, CĐ nhưng các đồng chí nắm cũng không đầy đủ. Số liệu có được thì số trường có hội đồng trường cũng không nhiều dù luật đã quy định. Đây là ví dụ cho thấy việc thực hiện quy chế dân chủ trong các trường ĐH, CĐ đang như ở mức nào”, Phó Thủ tướng nhận xét.

Ý kiến nhiều đại biểu cùng bày tỏ quan điểm phải tăng cường tự chủ trong các trường học, nhất là khối ĐH, CĐ, mới phát huy được hết dân chủ cơ sở khi đội ngũ giáo viên, giảng viên được tự quyết định, thấy được trách nhiệm, quyền lợi của mình gắn chặt với sự phát triển của nhà trường thay vì làm theo chỉ đạo từ cấp trên, cơ quan chủ quản.

Qua các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định thực hiện dân chủ cơ sở nói chung, trong đó có các cơ sở đào tạo, ngành giáo dục, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước nhưng trước hết của các cơ cấu lãnh đạo, của cán bộ, giáo viên nhà trường, tùy từng mức là của phụ huynh, học sinh và toàn xã hội.

Đi vào cụ thể, Phó Thủ tướng nêu một số giải pháp rất quan trọng để bảo đảm thực hiện dân chủ ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến tăng cường tự chủ trong trường học, nhất là khối trường ĐH, CĐ. Bởi không thể có dân chủ khi cơ quan quản lý vẫn “cầm tay chỉ việc,” áp đặt từ trên xuống về chuyên môn, và đặc biệt là về nhân sự.

Cùng với đó là sự cần thiết phải xây dựng có cơ chế đánh giá, giám sát đo, đếm được đối với việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học. “Đây là việc rất quan trọng, phải có cơ chế để giáo viên đánh giá cơ cấu lãnh đạo, các chức danh lãnh đạo; học sinh và phụ huynh đánh giá giáo viên. Chúng ta phải có cơ chế cụ thể chứ giám sát chung chung thì không được”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng về cơ bản văn bản liên quan đến thực hiện dân chủ cơ sở đã tương đối đầy đủ và vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Vấn đề là ở khâu tổ chức thực hiện, mà nguyên nhân chính là chúng ta không công khai, minh bạch thông tin.

Sau hội nghị này, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH phải ban hành ngay văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục, đào tạo phải thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến tập thể khi xây dựng các quy chế hoạt động; công khai, báo cáo minh bạch những thông tin này để cơ quan quản lý nhà nước nắm được, để học sinh, phụ huynh, cộng đồng cùng giám sát.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khai trương Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia

Chiều 24/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khai trương Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia do Bộ Y tế tổ chức.

Hệ thống đã được thí điểm thành công ở 5 tỉnh/thành phố và dự kiến triển khai áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ 1/6/2017 sẽ kết nối tất cả các cấp với 17.000 điểm phục vụ người dân được thực hiện theo cơ chế thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT).

Được triển khai từ năm 2015, Hệ thống gồm 10 phân hệ, 166 chức năng bảo đảm quản lý tất cả các đối tượng tiêm chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra (bao gồm cả tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ), quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho người dùng như quét mã vạch đối tượng, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch sử tiêm chủng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đây không chỉ đơn thuần là một hệ thống CNTT hay là một phần mềm dành cho quản lý tiêm chủng mà đi kèm với nó là các hợp phần về theo dõi tình trạng sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu của từng người dân ngay tại trạm y tế. Điều này sẽ giúp khắc phục tình trạng người dân Việt Nam cứ mỗi khi có bệnh thì mới đi khám và mỗi lần khám lại mua một quyển sổ y bạ mới.

Quan trọng hơn đối với ngành Y tế là gắn liền quản lý tiêm chủng với mô hình quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, quản lý khám chữa bệnh… tạo thành “hệ sinh thái” của các ứng dụng CNTT trong hệ thống y tế, nhất là ở cơ sở. Các doanh nghiệp CNTT, làm phần mềm cần tiếp tục tham gia vào công việc này.

Phó Thủ tướng cho rằng, đây là bước ngoặt không chỉ đối với lĩnh vực y tế dự phòng, mà cả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho ngành y tế và nhấn mạnh đây là một quá trình kiên trì, liên tục đòi hỏi nỗ lực rất lớn của ngành y tế để tạo bước chuyển mạnh mẽ, rõ nét về chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Đây là cam kết của Chính phủ đối với toàn dân. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chỉ đạo chia sẻ toàn bộ dữ liệu, thông tin cá nhân và những gì liên quan đến sức khỏe của người mua thẻ bảo hiểm y tế để Bộ Y tế cập nhật vào hệ thống này.

“Thuận lợi là chúng ta đã có một hệ thống mà cả những người không có hiểu biết gì sâu về tin học cũng hoàn toàn dùng tốt. Phần lớn các trạm y tế cơ sở cũng chưa từng hoặc rất hiếm nơi được tin học hóa nên rất thuận triển khai hệ thống đồng bộ. Chúng ta hãy bắt đầu ngay vào một hệ thống quản lý tiên tiến theo đúng xu thế thế giới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc về các giải pháp bảo đảm điện cho miền Nam

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với các bộ, ngành, các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng các công trình nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) và Sông Hậu 1 (Hậu Giang).

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguy cơ thiếu điện tại miền Nam vào những năm 2018-2019 sẽ là rất cao. Nếu không có giải pháp cụ thể để khắc phục, thì chắc chắn tình trạng thiếu điện sẽ rất nghiêm trọng.

Qua kiểm tra công trường và báo cáo của các bên liên quan tại cuộc họp, hai dự án Long Phú 1, Sông Hậu 1 có ý nghĩa quyết định đến việc đáp ứng đủ điện cho miền Nam hiện đang bị chậm tiến độ. Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Cụ thể, Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra định kỳ, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, đưa công trình hoạt động đúng kế hoạch, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, tăng cường quản lý chất lượng công trình.

Bộ Công Thương chủ trì cùng với Tập đoàn Dầu khí, tổng thầu EPC rà soát tiến độ, kịp thời xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết mọi vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Xem xét cụ thể dự án Long Phú 3, Sông Hậu 3 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương triển khai xây dựng dự án cảng trung chuyển than.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Hiện đã giao cho TKV, nếu TKV không thực hiện được thì phải tập trung kêu gọi các nhà đầu tư khác, kể cả nhà đầu tư tư nhân để triển khai thực hiện. Cùng với đó, nghiên cứu hệ thống cảng chuyên dùng cung cấp than ở các vị trí khác nhau”.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao Bộ Công Thương khẩn trương phê duyệt báo cáo tiền khả thi các dự án thuỷ điện mở rộng Hoà Bình, Yaly; hoàn thành việc xem xét phê duyệt quy hoạch địa điểm trung tâm điện lực Long An - Tân Phước; rà soát tiến độ điểm tiếp bờ khí của mỏ khí lô B, đảm bảo khí cho phát điện; phê duyệt các dự án điện khí tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nhơn Trạch...; đẩy mạnh thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp đẩy nhanh tiến độ xem xét xử lý bảo lãnh Chính phủ đối với các dự án điện cần phải vay vốn, những dự án điện BOT do đối tác nước ngoài đầu tư.

Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định chi phí hợp đồng tại Hợp đồng tổng thầu EPC dự án Sông Hậu 1; cùng với Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện xử lý tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện để tái sử dụng; thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm soát chặt chẽ môi trường của các công trình nguồn điện, đặc biệt là các nhà máy điện than. "Chúng ta phải làm nhà máy điện, nhưng đồng thời phải bảo vệ môi trường”, Phó Thủ tướng nói.

Các tập đoàn PVN, EVN, TKV đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện được giao; nhanh chóng hoàn thành các đường dây 500 kV trọng điểm giúp giảm áp lực thiếu điện của các tỉnh phía Nam.

 “Bộ Công Thương chủ trì tổng hợp, giải quyết ngay tất cả những kiến nghị, vướng mắc theo thẩm quyền, với mục tiêu đáp ứng cao nhất nhu cầu điện cho miền Nam”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.