• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 19/01

(Chinhphu.vn) – Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 19/01.

20/01/2021 08:52

Xử lý các nhóm lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao một số bộ nghiên cứu, có các biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả các nhóm lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online.

Bản tin kinh tế-xã hội ngày 13/1/2021 trích thông tin Báo Tuổi trẻ phản ánh: "Các nhóm lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online đã phát triển thành tổ chức, băng nhóm, xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp. Dù đã có nhiều cảnh báo trong thời gian dài nhưng do tham hoa hồng cao nên rất nhiều người tham gia làm cộng tác viên bán hàng bị lừa số tiền lên đến cả trăm triệu đồng; số nạn nhân và số tiền chiếm đoạt ngày càng lớn".

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông nghiên cứu; tăng cường công tác tuyên truyền; có các biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả.

Những điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới.

Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử

Theo Nghị định trên, Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.

Nghị định nêu rõ, trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định.

Mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15%

Nghị định quy định phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

Bộ Tài chính quy định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tương ứng với điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, mức độ rủi ro theo loại xe cơ giới và mục đích sử dụng

Căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm. Mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.

Về mức trách nhiệm bảo hiểm, Nghị định quy định: Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.

Căn cứ chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản, Bộ Tài chính quy định mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

Thời hạn bảo hiểm xe gắn máy tối đa 03 năm

Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm như sau:

- Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và tối đa là 03 năm.

- Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 01 năm.

- Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 01 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.

Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 01 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó.

Mức bồi thường bảo hiểm

Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Mức tạm ứng từ 10-70% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.

Về mức bồi thường bảo hiểm, Nghị định nêu rõ: Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Quy định mới về Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 73/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cụ thể, Quyết định số 73/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Quyết định số 09/QĐ-TTg quy định về các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Theo đó, các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia gồm:

- Thứ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nội vụ, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh Cảnh sát biển; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Vụ trưởng Vụ theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ; Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Bộ Công an.

- Mời Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia Ủy viên Ban Chỉ đạo.

Sửa đổi quy chế hoạt động BCĐ 389 quốc gia

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Theo Quyết định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính (Thường trực); ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Duy Ngọc, Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo một số cơ quan liên quan.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia hoạt động thường xuyên thông qua hoạt động của các thành viên, Cơ quan Thường trực và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và các Ủy viên.

Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của bộ, ngành mình và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Bộ mình; Văn phòng Thường trực sử dụng con dấu riêng.

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành sử dụng con dấu của Bộ, ngành mình; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (thành phố) sử dụng con dấu của UBND tỉnh (thành phố); các Phó Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh (thành phố) sử dụng con dấu của sở, ngành mình.

Bộ Tài chính là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ phối hợp với Văn phòng Thường trực nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đồng thời bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Văn phòng Thường trực.

* Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đã ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 899/QĐ-BCĐ389 ngày 12/10/2017 của Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Theo đó, tổ chức của Văn phòng Thường trực gồm có Chánh Văn phòng, 5 Phó Chánh Văn phòng và các chuyên viên.

Lãnh đạo, chuyên viên chuyên trách của Văn phòng Thường trực phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm tham mưu, tổng hợp hoặc thực tiễn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Sớm kiện toàn bộ máy lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 446/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình hoạt động của Đại học Tôn Đức Thắng.

Xét Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình hoạt động của Đại học Tôn Đức Thắng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:

Ghi nhận việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lập tổ công tác làm việc với Đại học Tôn Đức Thắng; làm rõ quá trình xử lý Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng đối chiếu với các quy định của pháp luật; có hướng dẫn việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công khai, minh bạch nội dung báo cáo; trả lời, tiếp thu các ý kiến liên quan.

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, tạo điều kiện để Đại học Tôn Đức Thắng sớm kiện toàn bộ máy lãnh đạo theo quy định và tiếp tục phát triển./.