• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 30/10/2018.

30/10/2018 18:54
Xuất gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 78,6 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng để hỗ trợ cứu đói cho hộ nghèo thôn, bản biên giới.

UBND tỉnh Cao Bằng tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.

Triển khai Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án triển khai “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025".

Mục tiêu của Đề án nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả ở cấp quốc gia các mục tiêu của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” nhằm đạt được các mục tiêu khu vực về xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.

Năm 2019, các bộ, ngành, địa phương sẽ xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án.

Từ năm 2019 đến năm 2025, 100% công chức được tập huấn, trang bị kiến thức đầy đủ về Cộng đồng ASEAN; 80% công chức được tập huấn về kỹ năng hành chính, quản lý Nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn và giá trị chung của nền công vụ các nước ASEAN.

Đề án sẽ thúc đẩy hợp tác trong việc phát triển và chia sẻ kinh nghiệm đối với các lĩnh vực quan trọng; tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xây dựng cộng đồng các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thu hẹp khoảng cách và khuyến khích hợp tác giữa các nước ASEAN; bảo đảm tiếp thu những nguyên tắc quản trị hiệu quả của nền công vụ các nước ASEAN.

Căn cứ vào Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN 2025, các nội dung của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” và các chương trình cải cách hành chính đang được thực hiện, Đề án tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến địa phương; tiếp thu các nguyên tắc quản trị hiệu quả của ASEAN vào chương trình cải cách công vụ và xây dựng năng lực của các bộ, ngành, địa phương, bao gồm: hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; xây dựng tổ chức hành chính các cấp minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả, có khả năng giải quyết những thách thức mới.

Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trình độ ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thu hẹp khoảng cách của Cộng đồng ASEAN; khuyến khích hợp tác và xây dựng cộng đồng chuyên gia về ASEAN trong từng lĩnh vực; tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực Hợp tác ASEAN...

Bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.

Mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, đối với giáo dục mầm non, đầu tư xây dựng 4.300 phòng học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng bổ sung 4.360 phòng học; 3.070 phòng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật; 1.220 nhà bếp và nhà kho; mua sắm bổ sung 16.290 bộ thiết bị dạy học tối thiểu và 1.020 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời theo chương trình.

Đối với giáo dục tiểu học, đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng bổ sung 6.000 phòng học; 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện; mua sắm bổ sung 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.

Đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, xây dựng bổ sung 5.670 phòng học bộ môn, 1.450 phòng chuẩn bị và 790 phòng thư viện cấp trung học cơ sở; 1.560 phòng học bộ môn, 340 phòng chuẩn bị và 530 phòng thư viện cấp trung học phổ thông; mua sắm bổ sung 670 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 6; 4.190 bộ thiết bị phòng học bộ môn; 182.110 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 8.220 bộ máy tính; 5.900 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.

Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng số phòng học còn lại thay thế các phòng học tạm thời; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê.

Phấn đấu xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện; mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông; trong đó, ưu tiên cho lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11 và lớp 12 theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Đến thời điểm chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2021-2025 của Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư; báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư và cơ chế huy động vốn bảo đảm khả thi, phù hợp với các mục tiêu nêu trên.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quản lý hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị trường học; thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học; tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho trường học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn chi tiết cơ cấu các nguồn vốn để triển khai thực hiện Đề án đến từng cấp học; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Xử lý các phản ánh về thuế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo những nội dung phản ánh về thuế đối với túi nilon và thuốc lá mà Báo Lao động và Báo điện tử VietnamPlus đã phản ánh.

Báo Lao động số ra ngày 26/9/2018 có bài phản ánh: "Thực tế diễn ra tình trạng thất thu thuế rất lớn đối với túi nilon, theo chuyên gia có thể lên đến nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp phổ biến "lách luật" theo cách doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng túi nilon thuê doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa gia công để không phải chịu thế. Do lỗ hổng pháp luật nên có cách hiểu nếu bao bì từ nhà sản xuất/ nhập khẩu sử dụng đúng múc đích (người sử dụng cuối cùng) thì không phải chịu thuế".

Báo điện tử VietnamPlus số ra ngày 26/9/2018 có bài phản ánh: "Đại diện WHO nhận định, một lý do tỷ lệ hút thuốc ở nam giới ở Việt Nam cao là vì giá thuốc lá thấp xếp thứ 19/20 quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương. Giá thuốc lá thấp là do thuế thuốc lá chỉ chiếm 36% giá bán lẻ, mức thấp nhất trong khu vực. Các chuyên gia kỳ vọng, việc tăng thuế với thuốc lá sẽ được thực hiện nhằm đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ hút thuốc".

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung được các báo phản ánh nêu trên.

Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn phá rừng tại Lâm Đồng

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có ý kiến về kết quả điều tra, xử lý đối tượng vi phạm; kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép tại khu vực lòng hồ thủy điện Đồng Nai 5 thuộc địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý những vi phạm liên quan đến rừng theo đúng quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép như trong thời gian vừa qua mà nhiều báo, đài đã phản ánh.

Sớm đưa Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn vào khai thác

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đưa Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn vào khai thác trong thời gian sớm nhất; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn hàng không trong mọi tình huống.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Ninh từng bước thực hiện việc bàn giao các công trình phục vụ công tác bảo đảm hoạt động bay dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cho các cơ quan, đơn vị quản lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, Bộ Xây dựng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác nghiệm thu công trình Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn bảo đảm chất lượng theo quy định để sớm đưa vào khai thác sử dụng.

Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Y tế, Công Thương và các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc thành lập các cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng với đó, Bộ Giao thông vận tải rà soát quy định của pháp luật, đánh giá toàn diện các khó khăn, vướng mắc để chủ động đề xuất hình thức quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không; trong đó, cần làm rõ quyền hạn của các đơn vị quản lý, khai thác Cảng hàng không, sân bay./.