• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 8/10/2019.

08/10/2019 19:20
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 5 địa phương

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020)  tại 5 địa phương: Quảng Nam, Cà Mau, Bến Tre, Đà Nẵng, Hải Dương.

Cụ thể, theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam có 940.453 ha đất nông nghiệp, chiếm 88,93% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 106.915 ha, chiếm 10,11%; đất khu kinh tế 58.100 ha; đất đô thị 88.615 ha.

Với tỉnh Cà Mau, đến năm 2020 Cà Mau có 458.683 ha đất nông nghiệp, chiếm 87,85% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 58.853 ha, chiếm 11,27%; đất khu kinh tế 10.802 ha; đất đô thị 37.715 ha.

Đến năm 2020 tỉnh Bến Tre có 175.562 ha đất nông nghiệp, chiếm 73,31% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 63.558 ha, chiếm 26,54%;  đất đô thị 18.571 ha.

Đối với thành phố Đà Nẵng, đến năm 2020 Đà Nẵng có 67.507 ha đất nông nghiệp, chiếm 52,54% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 60.420 ha, chiếm 47,02%; đất khu công nghệ cao 1.130 ha; đất đô thị 25.059 ha.

Tại tỉnh Hải Dương đến năm 2020 có 94.418 ha đất nông nghiệp, chiếm 56,6% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 72.361 ha, chiếm 43,38%; đất đô thị 28.438 ha.

Chính phủ yêu cầu UBND 5 địa phương điều chỉnh Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của địa phương (gồm bản đồ, bảng biểu, số liệu và báo cáo thuyết minh tổng hợp) theo chỉ tiêu các loại đất đã được Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của địa phương; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất, chặt chẽ, đáp ứng quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường trên địa bàn địa phương.

Bên cạnh đó, quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai.

36 thủ tục hành chính được giải quyết theo ngành dọc tại cấp tỉnh, huyện, xã

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1291/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, xã.

Theo đó, 36 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, xã thuộc các lĩnh vực như: Cấp, quản lý chứng minh nhân dân, căn cước công dân; đăng ký, quản lý con dấu; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; nghĩa vụ quân sự; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;...

Cụ thể, một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an như: Cấp thẻ căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp thẻ căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân;... được thực hiện tại cấp tỉnh, cấp huyện.

Các thủ tục: Giải quyết thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; giải quyết thủ tục làm con dấu thứ hai và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; giải quyết thủ tục làm lại con dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;... được thực hiện tại cấp tỉnh.

Với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng: Giải quyết chế độ hưu trí hằng tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhập ngũ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 1/4/2000; trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị ốm dẫn đến chết; trợ cấp đối với quân nhân bị tai nạn hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết; đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị;... được thực hiện tại cấp xã.

Với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích; giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg; giải quyết hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg được thực hiện tại cấp tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, ngoài những thủ tục hành chính được phê duyệt trong Danh mục, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chủ tịch UBND cấp tỉnh) thống nhất với bộ, cơ quan ngang bộ để đưa ra tiếp nhận tại bộ phận một cửa các cấp những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không thống nhất được với các bộ, cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm việc giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định này; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị ngành dọc báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tại địa phương với chủ tịch UBND cùng cấp.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan ngành dọc được cử ra làm việc tại bộ phận một cửa các cấp; tổ chức thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những bộ, ngành thực hiện không nghiêm, không đúng quy định tại Quyết định này.

Thủ tướng chốt 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với phương án nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 2020 là 7 ngày, từ thứ năm ngày 23/1/2020 đến hết thứ tư ngày 29/1/2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý).

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên cần lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, cá nhân.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Thủ tướng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thông báo việc thực hiện nghỉ lễ, tết./.