• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 3/2/2020.

04/02/2020 09:06
Huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 160/QĐ-TTg công nhận huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Trà Vinh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo huyện Cầu Kè tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Cầu Kè là huyện thứ 2 của tỉnh Trà Vinh hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn. Thành tựu nổi bật nhất là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân tăng gấp 3 lần so với năm 2010 đạt hơn 52 triệu đồng/người/năm.

Đến cuối năm 2019, tỉnh Trà Vinh đã có 2 huyện, 55/85 xã hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu chỉ còn hơn 3,3%. Đây là một thành tựu khá ấn tượng đối với tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số như Trà Vinh.

Gia hạn đào tạo thí điểm bộ chương trình chuyển giao từ Úc và Đức

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc triển khai thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế" giai đoạn 2012-2015.

Về thời gian thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc gia hạn thời gian thực hiện nội dung đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc đến năm 2020 và đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Đức đến năm 2025 tại Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế" giai đoạn 2012-2015.

Theo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, 12 bộ chương trình chất lượng cao cấp độ quốc tế đầu tiên của Việt Nam theo phương thức chuyển giao từ Úc đã được kiểm nghiệm trong thực tế qua việc đào tạo thí điểm và sẽ tiếp tục được triển khai tổ chức đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Qua triển khai đào tạo thí điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các trường tham gia thí điểm đào tạo được tăng cường, đồng bộ, hiện đại, bảo đảm đáp ứng theo quy định của học viện Chisholm và Chính phủ Úc; gần 300 nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại Úc, có năng lực chuyên môn nghề nghiệp tốt, năng lực ngoại ngữ được nâng cao, đủ điều kiện giảng dạy các chương trình đào tạo chất lượng cao, trong môi trường quốc tế và trước mắt có thể thực hiện các khóa học, các chương trình tiếp theo chương trình chuyển giao. Đội ngũ giáo viên được đào tạo tại Úc tham gia đào tạo chương trình chuyển giao sẽ trở thành những giáo viên hạt nhân, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nhân rộng cho đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Tính đến tháng 12/2019 toàn bộ 41 lớp của 12 nghề đào tạo thí điểm đã hoàn thành chương trình đào tạo với 724 sinh viên tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 100% trong đó tỷ lệ tốt nghiệp xếp loại khá giỏi chiếm 90%.

Về đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Đức, để chuẩn bị cho chương trình đào tạo thí điểm, đến nay, 264 giảng viên của 45 trường được cử đi đào tạo tại Đức đã hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề đạt tiêu chuẩn của Đức, sẵn sàng bắt đầu giảng dạy 66 lớp tại 45 trường từ tháng 11/2019. Công tác tuyển sinh các lớp thí điểm tại các trường cơ bản đã hoàn thành.

Kết quả kiểm định cho thấy, hầu hết các trường thực hiện thí điểm đều đạt các tiêu chí kiểm định của Đức, một số trường được chuyên gia Đức đánh giá cao về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo như: Trường cao đẳng quốc tế Lilama 2, Trường cao đẳng cơ điện Hà Nội và Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, các trường đào tạo khối nghề du lịch...

Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2020

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương vừa ký ban hành Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2020.

Kế hoạch nhằm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN), góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Theo đó, cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Bộ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác GDQP&AN theo thẩm quyền.

Kịp thời củng cố, kiện toàn hội đồng GDQP&AN các cấp, bảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần theo quy định; duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt việc kiểm tra công tác GDQP&AN theo kế hoạch ở tất cả các cấp.

Các bộ, ngành Trung ương và hội đồng GDQP&AN các cấp chủ động rà soát, nắm số lượng, phân loại đối tượng cần được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (BDKTQP&AN) sau Đại hội Đảng các cấp; xây dựng kế hoạch và tổ chức BDKTQP&AN cho các đối tượng theo quy định; đẩy mạnh tổ chức BDKTQP&AN cho đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Các bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDQP&AN; tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm GDQP&AN.

Ban hành quy chế quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; sửa đổi, bổ sung nội dung, thời gian môn học GDQP&AN ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phù hợp với quy định của Luật GDQP&AN.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc liên kết GDQP&AN theo đúng quy định; quản lý chặt chẽ việc cấp phôi, chứng chỉ môn học GDQP&AN theo đúng danh sách liên kết và quy định của pháp luật; không cấp phôi chứng chỉ môn học cho các trung tâm, các trường liên kết không đúng quy định.

Chỉ đạo các trường có trung tâm GDQP&AN, các trường được tự chủ môn học GDQP&AN thuộc quyền khắc phục những tồn tại, hạn chế; mua sắm bổ sung vật chất, trang thiết bị dạy học, mô hình học cụ, trang phục cho giảng viên, củng cố thao trường, bãi tập, phòng học chuyên dùng phục vụ cho môn học GDQP&AN theo quy định hiện hành; tổ chức môn học cho sinh viên theo nếp sống quân đội và môi trường quân sự.

Nghiên cứu, đề nghị Chính phủ xem xét việc miễn học phí môn học GDQP&AN cho học sinh, sinh viên; hướng dẫn thống nhất mức thu học phí môn học GDQP&AN;...

Quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên 244 sông

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định 05/2020/QĐ-TTg quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

Quyết định này quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với lũ, ngập lụt và phát triển kinh tế-xã hội.

Về nguyên tắc phân cấp báo động lũ, Quyết định nêu rõ: Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ, mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.

Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp (cấp I, II, III) căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế-xã hội trên khu vực.

Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn chính trên 244 sông thuộc phạm vi cả nước được quy định cụ thể tại Quyết định này.

Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đối với các vị trí thuộc địa bàn quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà chưa được quy định sẽ do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Đối với các vị trí nằm trên các đoạn sông giáp ranh giữa các tỉnh, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan phải trao đổi, thống nhất để ban hành một quy định chung về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại vị trí đó.

Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2020. Các hoạt động khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế-xã hội đang sử dụng mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước tiếp tục thực hiện cho đến ngày 20/3/2020./.