• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP về thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 20/4/2020.

21/04/2020 07:00
Tổng kết Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 để bố trí thời gian phù hợp.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giải quyết kiến nghị của DN về thí điểm xe điện

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải cùng UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật đối với các kiến nghị của Công ty TNHH Phương Hiền về thí điểm xe 4 bánh gắn động cơ sử dụng năng lượng điện trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 31/3/2020, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre) có phiếu chuyển đơn của đại biểu Quốc hội gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn kiến nghị của Công ty TNHH Phương Hiền (số 35 đường Hồ Xuân Hương, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) liên quan đến hoạt động thí điểm xe 4 bánh cơ gắn động cơ sử dụng năng lượng điện trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Về việc này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải cùng UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật đối với các kiến nghị của Công ty TNHH Phương Hiền và trả lời cho đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và doanh nghiệp biết.

Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ky Quyết định 536/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập “Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Quan điểm lập quy hoạch là rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

Việc lập “Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” phải tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan.

Quyết định nêu rõ, mục tiêu tổng quát và tầm nhìn của quy hoạch lâm nghiệp phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cả nước thời kỳ 2021-2030 và định hướng chỉ đạo của Đảng trong các kỳ Đại hội. Đồng thời, phải xác định được tầm nhìn đến năm 2050 đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể phải xác định được các chỉ số, chỉ tiêu, định hướng cơ bản đến năm 2025 và 2030 về: Phát triển 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); độ che phủ của rừng; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; nhu cầu sử dụng đất cho phát triển 3 loại rừng và hạ tầng lâm nghiệp; phát triển hệ thống chế biến và thương mại lâm sản trong kỳ quy hoạch.

Nội dung lập quy hoạch thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

Cụ thể, thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, tổ chức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020.

Đồng thời, phân tích, đánh giá tài nguyên rừng, tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đến kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, sự phát triển của khoa học công nghệ trong lâm nghiệp và tác động đối với ngành lâm nghiệp; tác động của thị trường, dịch vụ du lịch sinh thái, biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa đến ngành lâm nghiệp trong quá trình quy hoạch./.