• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ấn Độ bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh

Đến đầu tháng 10, chính phủ Ấn Độ đã chọn ra 287 quy định được cho là "lỗi thời đến mức ngớ ngẩn" để xử lý.

15/10/2014 07:46
Trước đó, tháng 8/2014, Thủ tướng Narendra Modi đã bãi bỏ 36 đạo luật lỗi thời nhằm cải thiện mạng lưới pháp luật chồng chéo đang cản trở nền kinh tế của quốc gia này. Quyết định này nằm trong kế hoạch cải tổ Ấn Độ của tân Thủ tướng Modi.

Theo phóng viên kinh tế Dhiraj Nayyar tại New Delhi, vấn đề thực sự của hệ thống pháp luật hiện thời của Ấn Độ là có quá nhiều quy định lỏng lẻo, dễ bị bẻ cong trục lợi. Điều này cản trở sự phát triển kinh tế và quá trình quản trị hành chính hiệu quả của quốc gia này.

Ba tổ chức có tiếng nói quan trọng tại Ấn Độ là Trung tâm Xã hội dân sự, Viện nghiên cứu chính sách tài chính công và Trung tâm pháp lý Vidhi gần đây đã khởi phát dự án 100 điều luật cần bãi bỏ để tham mưu cho chính phủ.

Một vài quy định được đề cập đến trong dự án này như quy định về nồi hơi ban hành năm 1923. Quy định này yêu cầu các nhà máy của Ấn phải được thanh tra chính phủ kiểm tra về sự phù hợp của các nồi hơi sử dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên đến nay, điều luật này đã trở thành công cụ để các thanh tra tiến hành tống tiền, nhận hối lộ từ doanh nghiệp.

Quy định về mức thuế 5% đối với các mặt hàng công nghệ nhập khẩu ban hành năm 1986 cũng là một trở ngại cho nền kinh tế Ấn Độ.

Mức thuế nói trên gây ra tác động tiêu cực khi các công ty nước ngoài giảm cung cấp các sản phẩm cần thiết để Ấn Độ phát triển ngành công nghệ.

Tuy nhiên về mặt tài chính, mức thuế này không mang đến lợi nhuận nhiều cho Ấn Độ như dự định. Thống kê cho thấy từ năm 1997 đến 2010, Ấn Độ chỉ thu về được 30 triệu USD khi áp thuế nhập khẩu

Theo giới phân tích nhận định, chiến dịch bãi bỏ liên tiếp các quy định pháp luật đã lỗi thời có thể chưa giải quyết được tận gốc hệ thống hành chính còn nhiều bất cập của Ấn Độ.

Tuy nhiên, nếu chính phủ của Modi không khởi đầu trước thì sẽ không có bất kỳ hy vọng nào trong việc xử lý tiếp những vấn đề khác liên quan đến quy định về đất đai hay lao động tại nước này. Đây là hai lĩnh vực luôn vấp phải nhiều sự kháng cự khi xử lý.

Theo Lâm Nghi - Doanh nhân Sài Gòn Online