• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều ý kiến đóng góp việc lấy phiếu tín nhiệm

(Chinhphu.vn) - Theo Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, đã có nhiều ý kiến phản hồi, góp ý cả mặt tích cực và hạn chế của việc lấy phiếu tín nhiệm.

06/06/2014 16:01
Qua đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn và thành lập Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu các Nghị quyết, văn kiện có liên quan của Trung ương và căn cứ vào kết quả sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết số 35 để xây dựng Dự thảo Nghị quyết.

Đến nay, Dự thảo Nghị quyết (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, đồng thời đã có Tờ trình số 640/TTr-UBTVQH13 ngày 26/4/2014 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan để tham gia, góp ý kiến hoàn thiện.

Nghị quyết số 35 hiện hành quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm được tổ chức định kỳ hằng năm, quy định này có một số ưu điểm là: Thực hiện được việc giám sát, đánh giá cán bộ thường xuyên, gắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc đánh giá, phân loại cán bộ hằng năm. Tuy nhiên, mặt hạn chế là thời gian giữa các lần lấy phiếu quá ngắn, một năm là chưa đủ thời gian để người được lấy phiếu điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã thảo luận, cân nhắc nhiều mặt và đề nghị chọn phương án mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội, HĐND tiến hành lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ (năm thứ 3).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, ưu điểm của phương án này là gắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ; đồng thời tạo được cơ chế giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm có thời gian, điều kiện để khắc phục hạn chế, thiếu sót trong công tác; tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị theo tinh thần kết luận tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đa số ý kiến đồng tình với dự thảo sửa đổi trên, với quy định 5 năm chỉ lấy phiếu 1 lần vào giữa nhiệm kỳ.

Về mức đánh giá tín nhiệm trong việc lấy phiếu tín nhiệm, nhiều ý kiến của đại biểu qua thăm dò tại các đoàn ĐBQH cho thấy, các đại biểu cho rằng vẫn nên để ở 3 mức Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp như quy định của Nghị quyết số 35; một số ý kiến đề nghị phiếu tín nhiệm chỉ nên để ở hai mức là “Tín nhiệm” và “Không tín nhiệm”.

Về hệ quả đối với người được Quốc hội, HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” như thế nào, Tờ trình của nêu rõ: Đối với người được lấy phiếu, khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ quá nửa, nhưng chưa đến 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo.

Người có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.

Có thể lấy phiếu tín nhiệm 2 lần một nhiệm kỳ

Tại phiên thảo luận tổ chiều nay (6/6) của các đoàn đại biểu Hà Tĩnh, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam, được phóng viên ghi nhận đều cho rằng việc sửa đổi Nghị quyết 35 là đúng đắn và đồng tình với quy định thời hạn lấy phiếu tín nhiệm tại dự thảo.

Làm như quy định của dự thảo sẽ gắn kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ; đồng thời tạo được cơ chế giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm có thời gian, điều kiện để khắc phục hạn chế, thiếu sót trong công tác. Còn làm như quy định hiện hành thì người được lấy phiếu tín nhiệm nhiều khi chưa đủ thời gian để khắc phục hạn chế được chỉ ra từ lần lấy phiếu tín nhiệm trước.

Tuy nhiên, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) và Phạm Trường Dân (Quảng Nam) cho rằng cả một nhiệm kỳ 5 năm mà lấy 1 lần tín nhiệm thì ít, có thể lấy tín nhiệm 2 lần trong 1 nhiệm kỳ.

Ông Phạm Trường Dân đề nghị Kỳ họp thứ 4 (cuối năm thứ 2 nhiệm kỳ Quốc hội) thì lấy phiếu tín nhiệm lần 1 (vì sau 2 năm nhậm chức, các chức danh đã quen với công việc điều hành, nắm rõ nội tình ngành mình quản lý) và Kỳ họp thứ 8 (cuối năm thứ 4) lấy phiếu thêm một lần nữa để đánh giá, kiểm điểm lại việc khắc phục hạn chế của người được lấy phiếu đã được chỉ ra từ lần lấy phiếu thứ nhất.

“Việc lấy phiếu ở Kỳ thứ 8 còn có ý nghĩa là cơ sở để Đảng, Nhà nước đánh giá cán bộ, nhân sự cho nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Dân nói.

Nội dung thứ hai được đại biểu thảo luận nhiều là các mức đánh giá tín nhiệm. Nhiều đại biểu cho rằng 3 mức tín nhiệm (tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao) “đã thể hiện khá rõ việc đánh giá tín nhiệm của cán bộ” như lời của đại biểu Trần Ngọc Tăng.

Tuy nhiên, còn không ít đại biểu đề nghị chỉ quy định 2 mức tín nhiệm là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) chia sẻ nhiều cử tri mà ông tiếp xúc đề xuất 2 mức tín nhiệm này, làm rõ được mức độ đáp ứng công việc của các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu ra hay không.

Nhìn chức năng nhiệm vụ của Quốc hội ở góc độ Hiến pháp 2013, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) băn khoăn Hiến pháp mới không ghi khái niệm “lấy phiếu tín nhiệm” (tức là thăm dò mức độ tín nhiệm) mà chỉ ghi là “bỏ phiếu tín nhiệm” (bỏ phiếu xem xét chức danh có đáp ứng được công việc hay không đáp ứng được). Do vậy, bà Khánh cho rằng nên xem xét để 2 mức đánh giá tín nhiệm.

Đối với việc có nên mở rộng diện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh thuộc chính quyền ở địa phương (như Giám đốc các sở, ngành) hay không, thì vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.

Các đại biểu đồng ý mở rộng vì cho rằng những chức danh này vẫn thuộc diện chịu giám sát của nhân dân nên cần phải đánh giá tín nhiệm. Nhưng có ý kiến đề nghị không mở rộng vì nhiều chức danh này chỉ thực hiện chức năng tham mưu các vấn đề quan trọng của địa phương, còn việc quyết định thì vẫn do thành viên của Ủy ban nhân dân thực hiện nên không mở rộng diện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh này.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội XIII: Số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm cao” đạt từ 50% trở lên có 18 người, bằng 38,3%; số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm” đạt từ 50% trở lên có 29 người, bằng 61,7%; số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm thấp” từ 50% trở lên: không có người nào.

Ở cấp tỉnh: HĐND 63 tỉnh, thành phố đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 907 người. Kết quả: Số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm cao” từ 50% trở lên có 689 người, bằng 76%; số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm” từ 50% trở lên là 216 người, bằng 24,78%; số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm thấp” trên 50% có 2 người, bằng 0,22%.

Ở cấp huyện: HĐND đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 6.664 người. Kết quả: Số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm cao” từ 50% trở lên có 4.871 người, bằng 73%; số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm” từ 50% trở lên là 178 người, bằng 26,8%; số người có tỷ lệ phiếu “Tín nhiệm thấp” trên 50% có 12 người, bằng 0,2%.

Lê Sơn-Thành Chung