• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “đặt hàng” Cục Sở hữu trí tuệ

(Chinhphu.vn) – Làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ, sáng 29/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu thay đổi mạnh mẽ cách làm, quy trình, thủ tục, cơ chế thẩm định, thực thi để tạo ra bước bứt phá, thúc đẩy sáng tạo quốc gia, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước.

29/09/2016 18:47


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ đổi mới mạnh mẽ từ những việc, những khâu nhỏ nhất. Ảnh: VGP/Đình Nam

Không đổi mới sẽ thành lực cản

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết trong giai đoạn 2011-2015, Cục đã nhận được 390.876 đơn hoặc yêu cầu các loại, đã xử lý được 338.387 đơn, còn tồn đọng hơn 50.000 đơn.

Lượng đơn nộp vào Cục SHTT liên tục gia tăng, bản chất đơn ngày càng phức tạp, thời gian tra cứu để thẩm định đơn ngày càng lâu, trong khi đó các điều kiện để phục vụ công tác thẩm định đơn (quy trình, thủ tục, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, v.v...) chưa được cải thiện trong một thời gian dài đã dẫn đến việc tồn đọng một lượng đơn không nhỏ.

Trong khi đó, vướng mắc về cơ chế tài chính, mức phí nhiều năm không thay đổi khiến đơn vị không có nguồn lực đầu tư, đổi mới.

Thứ trưởng Phạm Việt Thanh cho biết mức phí thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của Việt Nam hiện rất thấp so với các nước trong khu vực. Mức phí trung bình của Việt Nam là 1.260.000 đồng, trong khi đó mức phí của Malaysia là 5.862.000 đồng (cao hơn 4,7 lần so với mức thu của Việt Nam), của Philippines là 1.642.000 đồng (cao hơn 1,3 lần), và của Singapore là 41.288.000 đồng (cao hơn 32,8 lần).

Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Cục SHTT làm rõ so với thế giới và các nước trong khu vực thì hoạt động SHTT của Việt Nam đang đứng ở đâu về thời gian giải quyết, chi phí thầm định, cấp văn bằng bảo hộ.

“Tổ chức, cá nhân, DN quan tâm nhất là thủ tục và chi phí. Liệu chúng ta có thể bảo đảm không còn đơn quá hạn, từ đó tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết so với hiện nay hay không.

Mục đích cuối cùng là thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHTT thông thoáng, góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân, DN đăng ký bảo hộ nhiều hơn, cùng với các hoạt động khác của Bộ KH&CN để thúc đẩy khoa học, sáng tạo”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng, Trưởng phòng Sáng chế số 2 Lê Huy Anh nêu ví dụ trong khi các cơ quan SHTT đã áp dụng hình thức nộp đơn trực tuyến từ nhiều năm nay thì tại Cục SHTT vẫn đang áp dụng tiếp nhận văn bản giấy và dự kiến phải đến cuối năm mới tiếp nhận đơn đăng ký điện tử.

Tương tự như vậy, Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại Nguyễn Thanh Hồng cho biết do quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn nên thẩm định viên không thể tiếp xúc trực tiếp với người nộp đơn, do đó để chỉnh sửa một vài sai sót qua đường công văn có thể mất tới vài tuần trong khi nếu trao đổi trực tiếp qua thư điện tử thì thời gian chỉ mất 1 ngày.

“Nếu để thẩm định viên phát huy khả năng bản thân trong việc xử lý đơn thì có thể thu được kết quả khiến chính chúng ta cũng ngạc nhiên”, ông Hồng bày tỏ.

Một ý kiến khác nêu thực tế hiện có tới 90% lượng đơn xin bảo hộ SHTT do DN, người nước ngoài nộp đồng thời tại nhiều quốc gia khác nên nếu có hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đủ mạnh, giúp thẩm định viên kết nối, sử dụng kết quả thẩm định của quốc gia khác thì thời gian thẩm định sẽ rút ngắn hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng gợi ý: Hiện nay có tới 170 công ty, tổ chức đại diện thực hiện nộp đơn xin bảo hộ SHTT, tại sao Cục không phối hợp với những đơn vị này để hoàn thiện hồ sơ đến một mức nào đó trước khi thẩm định viên kiểm tra, thẩm định, như vậy có thể rút ngắn thời gian làm thủ tục.

“Cách làm không thay đổi thì đương nhiên sẽ tồn đọng. Chúng ta phải đổi mới nhanh hơn, bớt rườm rà đi, đừng để tình trạng đơn xin cấp quyền bảo hộ mà đến mấy năm mới được xử lý”, Phó Thủ tướng nói.

Ảnh: VGP/Đình Nam

Bứt lên bằng những cơ chế rất cụ thể

Ghi nhận những khó khăn trên song Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Có rất nhiều bất cập mà chúng ta đã nhận ra và có cơ chế gỡ thì chúng ta sẽ làm được. Tinh thần thế giới làm thế nào mình phải học theo.

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh những vướng mắc về cơ chế, công tác chỉ đạo chung thì hoạt động của bản thân Cục SHTT chưa tốt ngay ở việc nhỏ nhất là giải quyết thông thoáng, minh bạch từ việc thẩm định, cấp văn bằng chứng nhận đến thực thi bảo hộ quyền SHTT.

“Việc đơn tồn đọng là một ví dụ điển hình cho thấy các đồng chí làm chưa đủ tốt. Hay là câu chuyện thực thi quyền bảo hộ SHTT có liên quan đến các bộ ngành nhưng muốn thực thi tốt thì cũng phải từ Cục SHTT. Trước hết chúng ta phải có cơ sở dữ liệu thật tốt, sắp xếp khoa học để các cơ quan khác có thể vào tra cứu”, Phó Thủ tướng nói.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết Cục SHTT phải xem xét, rà soát lại toàn bộ quy trình, thủ tục.

“Quy trình ngày xưa có mấy chục đơn, trăm đơn mình làm như vậy nhưng bây giờ mình tăng số người nhưng số đơn tăng nhanh hơn và tới đây tiếp tục tăng thì chắc chắn cách làm phải thay đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các nước như sử dụng kết quả thẩm định của nước ngoài, huy động các tổ chức đại diện thẩm định hồ sơ xin cấp quyền bảo hộ...”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về tài chính, Phó Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề cốt lõi. Quy định mức chi phí thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ SHTT không được phân biệt đối xử nhưng cần có cơ chế phù hợp với nguyên tắc của WTO để hỗ trợ các đối tượng trong nước. Còn đối với DN lớn, người nước ngoài, điều bức xúc nhất không phải là mức phí mà là minh bạch, thời gian, khả năng thực thi quyền bảo hộ SHTT.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý SHTT nhằm rút ngắn quy trình, thủ tục, bảo đảm công khai minh bạch, “ai nộp trước, xử lý trước, ai nộp sau xử lý sau và biết hồ sơ mình nằm ở đâu”.

“Cách làm theo dự án đầu tư không còn phù hợp mà Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường thuê dịch vụ của DN CNTT. Các đồng chí có thể đặt yêu cầu cụ thể, dài hơi. Có thể lúc đầu chưa cần giải pháp toàn diện mà từ những việc nhỏ như chương trình cho đăng ký trực tuyến, gửi hồ sơ văn bản qua mạng, mức cao hơn là so sánh, kết nối, đối chiếu, tự động lọc các nội dung về SHTT”, Phó Thủ tướng gợi ý và tin tưởng “hệ thống sáng tạo quốc gia của Việt Nam sẽ được nâng lên. Quyết tâm đến năm 2020 Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 ASEAN về lĩnh vực SHTT”.

Đình Nam