• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quyết tâm cao nhất, dập dịch sớm nhất

(Chinhphu.vn) – Để thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm cao nhất, dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất, tất cả phải nêu cao cảnh giác, bởi chỉ cần một khâu lơi lỏng, tất cả sẽ gặp thêm rất nhiều khó khăn, chỉ cần một khâu chậm lại, tất cả sẽ mất thêm nhiều thời gian quý giá.

04/02/2021 06:46
Một khu cách ly tập trung tại Hải Dương do Quân khu 3 quản lý.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong đó có việc quyết liệt phòng chống, dập dịch COVID-19.

Quyết tâm cao nhất, dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất, không được chủ quan, có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời, đi trước thời gian nhưng không được để hoảng loạn, với tinh thần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, đây là tinh thần chỉ đạo của Người đứng đầu Chính phủ. 

Trước đó, sau đúng một năm chủ động, kiên cường phòng chống COVID-19 và đạt được những kết quả “độc nhất vô nhị”  như cộng đồng thế giới đánh giá, những ngày cuối tháng 1/2021, Việt Nam ghi nhận đợt lây nhiễm trong cộng đồng lớn nhất từ trước tới nay, cao điểm là ngày 28/1 với 82 ca mắc mới.

Trước tình hình dịch bệnh, ngay tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi đang diễn ra Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ triệu tập hai cuộc họp khẩn liên tiếp của Thường trực Chính phủ. Thủ tướng ký ban hành Chỉ thị 05, với tinh thần: Chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn; cần khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh; tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ...

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/2, Thủ tướng nhấn mạnh, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng cơ bản đã được kiểm soát. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong đợt chống dịch lần này, chúng ta xác định đúng ổ dịch, ra quân cấp tốc ngay trong đêm, không chậm một giờ phút nào nên cơ bản đã khoanh vùng được dịch. Công tác phòng, chống dịch quyết liệt nhưng đúng mức, để thực hiện mục tiêu kép. Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, kết quả bước đầu này có được là nhờ những là hành động rất quyết liệt theo Chỉ thị của Thủ tướng với biện pháp rất mạnh, rất cần thiết, đúng thời điểm.

Suốt năm 2020, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch, nhưng tất cả các đợt bùng phát đó đều nhanh chóng được kiểm soát, công tác ứng phó đợt sau bài bản hơn đợt trước, ít tác động tiêu cực hơn tới đời sống kinh tế - xã hội. Để đạt được kết quả này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, sự đồng lòng, đoàn kết của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, nhất trí của nhân dân là vô cùng quan trọng.

Ngay từ những ngày đầu khi COVID-19 xâm nhập, Thủ tướng đã nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Trước biến thể mới của COVID-19 với tốc độ lây lan nhanh, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải nhanh hơn nữa, tăng tốc cả trong thời gian và không gian. Để dập dịch trong thời gian sớm nhất, Thủ tướng và Ban chỉ đạo Quốc gia, các cấp, các ngành đã liên tục kêu gọi sự đồng lòng, nhất trí của người dân, không chủ quan, mất cảnh giác nhưng cũng không hoảng loạn.

Sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành đã được ghi nhận, tuyệt đại đa số người dân cũng đã đồng lòng, nhất trí với các giải pháp của chính quyền. Theo số liệu sáng ngày 4/2 của Bộ Y tế, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 48.829, trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 378 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 22.610 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 25.841.

Thực tế đã chứng tỏ, giữ thật chặt bên trong, ngăn dịch bên ngoài, phát hiện nhanh, khoanh vùng, truy vết, cách ly, điều trị, dập dịch triệt để là những “bí quyết” giúp Việt Nam chống dịch COVID-19. Trong đó, cách ly theo dõi sức khỏe là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu vừa chống dịch hiệu quả, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế - xã hội.

Việt Nam đã kiên quyết, kiên trì thực hiện giải pháp này với sự tham gia của các lực lượng, kể cả quân đội, dù có thể gây không ít phiền phức cho người bị cách ly, còn Nhà nước cũng phải huy động một nguồn lực không nhỏ. Nhiều biện pháp phong tỏa và cách ly sáng tạo cũng đã được triển khai trong thực tiễn, với yêu cầu “gọn hơn, nhỏ hơn, an toàn hơn”, giúp tác động ít hơn hơn tới phát triển kinh tế - xã hội.

Nhưng vẫn không ít trường hợp người dân mất cảnh giác, chưa thực hiện nghiêm, thậm chí chống đối các biện pháp phòng chống dịch. Nếu mỗi người đồng lòng nhất trí, nhất định chúng ta sẽ lại sẽ “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn” trước “giặc ngoại xâm” vô hình COVID-19.

Hà Chính