• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TOÀN CẢNH Quốc hội thảo luận phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; tham nhũng

(Chinhphu.vn) - Trong 2 ngày 6 - 7/11, Quốc hội đã nghe các báo cáo và thảo luận về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng...

07/11/2017 16:15
* Toàn văn nội dung thảo luận sáng 6/11.     

* Toàn văn nội dung thảo luận chiều 6/11

* Toàn văn nội dung thảo luận sáng 7/11 

* Clip Bộ trưởng Bộ Công an trình bày báo cáo

* Clip Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày báo cáo   

* Clip Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo

* Clip Viện trưởng VKSNDTC trình bày báo cáo

* Clip Chánh án TANDTC trình bày báo cáo
Quốc hội tán thành với nội dung các báo cáo

Phát biểu kết luận phiên thảo luận Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, qua 1,5 ngày Quốc hội thảo luận các Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham  nhũng năm 2017, các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2017 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đã có 50 vị đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến thảo luận và tranh luận sôi nổi thẳng thắn trách nhiệm về các báo cáo. Các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phát biểu tiếp thu và làm rõ thêm một số vấn đề.

Về cơ bản các vị đại biểu Quốc hội tán thành với nội dung các báo cáo và cho rằng các báo cáo đã được chuẩn bị công phu nghiêm túc.

Các vị đại biểu Quốc hội đánh giá năm 2017 tình hình kinh tế - xã hội trong nước có những chuyển biến tích cực, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật, phòng, chống tham nhũng.

Công tác điều tra truy tố xét xử và thi hành án góp phần giữ vững ổn định chính trị bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân và hội nhập quốc tế của nước ta.

Chính phủ đã quyết liệt đấu tranh phòng chống tham nhũng

Về các Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật tội phạm, phòng, chống tham nhũng đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng năm 2017 Chính phủ đã chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai thực  hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật tội phạm, phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Kịp thời ban hành sửa đổi nhiều văn bản pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước. Qua đó, tình hình tội phạm vi phạm pháp luật đã được kiềm chế. Một số loại tội phạm vi phạm pháp luật giảm mạnh đạt yêu cầu các nghị quyết của Quốc hội, chất lượng công tác điều tra được nâng lên, hạn chế nhiều vi phạm so với cùng kỳ. Vi phạm về trật tự an toàn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí.

Tuy nhiên, các vị đại biểu Quốc hội cho rằng tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm nghiêm trọng tăng như tội phạm giết người, tội phạm môi trường, tội phạm mạng công nghệ cao, tội phạm về ma túy, tội xâm phạm tình dục trẻ em gây lo lắng, bất bình trong nhân dân.

Số lượng vi phạm pháp luật hành chính lớn, trong đó có nhiều vi phạm hành chính nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự, nhưng không bị xử lý hình sự, mức xử phạt hành chính trong nhiều trường hợp còn nhẹ, dẫn đến tình trạng chấp hành pháp luật không nghiêm, nhờn luật, hiện tượng phạt cho tồn tại còn khá phổ biến, dư luận và cử tri cho rằng một số trường hợp còn biểu hiện hành chính hóa quan hệ hình sự tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm.

Với quyết tâm chính trị cao, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 đã có chuyển biến rõ hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, được nhân dân và dư luận đồng tình, đánh giá cao, củng cố niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Phần này chúng tôi cũng tán thành với Báo cáo của Chính phủ và báo cáo giải trình báo cáo thêm của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Công tác thi hành án có chuyển biến tích cực

Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cho rằng công tác thi hành án dân sự năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực, số việc thi hành xong đạt tỷ lệ cao hơn các năm trước, trong đó thi hành các vụ việc liên quan tín dụng ngân hàng tăng 8 nghìn 46 tỷ đồng.

Công tác thi hành án phạt tù có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ sở giam giữ không để xảy ra vụ việc phạm nhân gây rối, chế độ giam giữ được bảo đảm, bình quân diện tích chỗ nằm của phạm nhân tăng. Chất lượng công tác giáo dục phạm nhân tiếp tục được nâng lên. Số lượng phạm nhân được tòa án quyết định miễn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tăng so với năm trước. Tuy nhiên số án dân sự có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển năm sau còn lớn. Số vụ cưỡng chế có sai phạm dẫn đến bồi thường thiệt hại chưa giảm, chưa có giải pháp hữu hiệu thu hồi tài sản tham nhũng. Đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm 87 vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài qua nhiều năm.

Số vụ thi hành án hành chính xong đạt tỷ lệ thấp. Việc tồn đọng án hành chính chưa thi hành là một hạn chế lớn và tồn tại qua nhiều năm cho thấy việc chấp hành kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm.

Đề nghị tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp

Về công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhiều ý kiến đại biểu đề cập tình hình cơ sở vật chất của cơ quan tư pháp và đề nghị Quốc hội, Chính phủ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho các cơ quan tư pháp nhất là cơ quan tòa án, Viện kiểm sát các cấp ở huyện. Các cơ sở giam giữ chưa bảo đảm yêu cầu.

Về kiến nghị, các vị đại biểu tán thành với kiến nghị đề xuất của Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và kiến nghị của Ủy ban Tư pháp trong đó lưu ý thêm các kiến nghị sau:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế phòng chống tham nhũng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ chế độ trách nhiệm. Đẩy mạnh công tác kiểm tra thanh tra, giám sát. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phòng chống tội phạm.

Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có giải pháp chủ động triển khai thi hành các bộ luật, nghị quyết về tư pháp và kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để bảo đảm các quy định mới sớm được thi hành trong thực tiễn.

Quốc hội, Chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở trang thiết bị điều kiện làm việc cho các cơ quan tư pháp. Ưu tiên phân bổ cấp kinh phí trong nguồn kinh phí dự phòng vốn đầu tư công trung hạn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở cho các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chi cục thi hành án cấp huyện. Cải tạo trạm tạm giam trong 2 năm 2018 và 2019.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.
Không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai

Phát biểu trước Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 11/7 về Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cảm ơn và ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp đầy tâm huyết và trách nhiệm của các vị đại biểu. Đồng thời, Phó Thủ tướng bổ sung một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, kiên quyết thanh tra, kiểm tra phát hiện đưa ra truy tố, xét xử để xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ án kinh tế nghiêm trọng theo đúng tinh thần không có vùng cấm, không loại trừ bất kỳ ai, nếu có vi phạm thì đều bị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Có thể nói thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và công tác phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của xã hội như đồng chí Tổng Bí thư đã đánh giá.

Thời gian qua, đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức nhà nước vi phạm, có cả cán bộ, công chức cấp cao. Qua đó, nhận diện những sơ hở, bất cập cả trong cơ chế, chính sách và nhất là trong công tác tổ chức thực hiện trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả.

Đồng thời, qua đó, Chính phủ đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nhà nước và thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí và thời gian, nhất là trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, thuế, đất, hải quan, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hành được giao. Các ngành, các cấp đã nâng cao trách nhiệm trong giải pháp phòng ngừa tham nhũng.

Đấu tranh phòng chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp

Về phát hiện xử lý hành vi tham nhũng. Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được tăng cường và đạt được kết quả tích cực, đã tâp trung thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng cao, đã chỉ đạo, xử lý kết luận thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra các dự án lãng phí, thua lỗ lớn, các dự án dư luận xã hội quan tâm, các lĩnh vực nhạy cảm. Qua công tác thanh tra đã phát hiện, xử lý nghiêm tham nhũng.

Đồng thời đã kiến nghị thu hồi về ngân sách 46.268 tỷ đồng và 5.308 ha đất, ban hành 154.298 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền là 5.403 tỷ. Phát hiện và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra so với năm 2016 tăng 52.1% số vụ và 100% số đối tượng.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sau:

Về thể chế. Một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng chậm được ban hành, việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm.

Vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế, công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, về kinh phí. Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai và các loại tài sản khác.

Ý thức đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong thực thi công vụ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao, còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Những biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, phẩm chất, thiếu gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, thiếu kiểm tra. Việc công khai, minh bạch chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện công khai, minh bạch. Việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai tài sản còn hạn chế, việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản.. có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chưa có chuyển biến rõ rệt.

7 giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng

Trong thời gian tới với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và triển khai thực hiện các nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, các luật và nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:

Một là tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Hoàn chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội. Tổng kết và sửa đổi Luật Thanh tra, triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự, hoàn thiện cơ chế giám định về tư pháp.

Hai là đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính phục vụ, nhất là công khai, minh bạch trong đấu thầu. Sửa đổi quy định về tặng quà và nhận quà, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Hoàn thiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát chặt chẽ thu nhập và biến động tài sản. Tăng cường thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, rửa tiền.

Ba là tổng kết, đánh giá Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp. Khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu.

Thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là trong đánh giá, bổ nhiệm người đứng đầu đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ có cơ chế hữu hiệu để loại trừ khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ công chức, viên chức thoái hóa biến chất, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bổ nhiệm người nhà, người thân theo phe nhóm, theo dòng tộc.

Bốn là, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng khắc phục tình trạng tuyên truyền hình thức kém hiệu quả. Phải thực hiện tuyên truyền bằng hành động thực tiễn, nêu cao tính gương mẫu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, nhất là trong việc kê khai minh bạch tài sản, công khai hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý nghiêm minh cách hành vi tham nhũng.

Năm là, tăng cường tập trung thanh tra kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT. Cổ phần hóa doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ... Kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi xây dựng chương trình công tác thanh tra hàng năm phải tập trung tại các tỉnh có nhiều dự án đầu tư lớn khai thác tài nguyên khoáng sản, có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, tránh bỏ lọt tội phạm tham nhũng.

Sáu là, đẩy nhanh tiến độ điều tra truy tố xét xử các vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng phức tạp nhất là những vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Theo dõi chỉ đạo áp dụng đầy đủ các biện pháp xác minh kê biên tài sản đối với các bị can, bị cáo trong quá trình điều tra truy tố xét xử thi hành án để đảm bảo thi hành thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Bảy là, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí và nhân dân trong việc đấu tranh ngăn chặn phòng, chống tham nhũng.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ sẽ nghiên cứu nghiêm túc những nhận định đánh giá và chỉ đạo của Quốc hội, của các vị đại biểu, cụ thể hóa những nhiệm vụ giải pháp thành nội dung chỉ đạo điều hành thiết thực và với mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.


Bộ trưởng Tô Lâm báo cáo trước Quốc hội. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Nhiều chiến sỹ, nhân dân hy sinh trong đấu tranh với tội phạm

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo trước Quốc hội sáng 11/7, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ban, ngành, các địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của toàn dân, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, triển khai các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tăng cường công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các ngành tư pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Có thể khẳng định công tác phòng, chống tội phạm năm 2017 đã đạt được kết quả tích cực, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Nhiều loại tội phạm vi phạm pháp luật giảm so với năm 2016, đạt và vượt các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tư, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.

Trong công cuộc đấu tranh cam go, phức tạp, chống các loại tội phạm đã có nhiều chiến sỹ công an, quân đội và nhân dân hy sinh cho sự bình yên của cuộc sống.

“Chúng tôi cũng rất xúc động với nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao sự hi sinh của các lực lượng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đã đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, gian khổ, đã đề xuất với Quốc hội, Chính phủ những chính sách, đặc thù đối với lực lượng và tăng cường, đề xuất tăng cường đầu tư trang thiết bị và vật chất cho lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm và  chống vi phạm pháp luật” – Bộ trưởng bày tỏ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình trạng tội phạm, vi phạm luật pháp còn diễn biến phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2017 còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng sự mong mỏi của các vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ xin trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội, đồng thời xin báo cáo giải trình một số vấn đề cụ thể.

Ngăn chặn tình trạng gây rối, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế

Trước hết, về tình hình những vụ việc liên quan đến việc truy sát nạn nhân, hành hung các bác sỹ, cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong năm 2017 có 84 vụ xảy ra tại 37 địa phương xung quanh vấn đề này, tính chất các vụ việc gây rối trật tự 39 vụ, 66 đối tượng, trong đó đã tiến hành điều tra, khởi tố 9 vụ, 24 đối tượng, xử lý hành chính 11 vụ, 12 đối tượng, hòa giải 6 vụ, 6 đối tượng và đang giải quyết 13 vụ, 24 đối tượng.

Hành hung bác sỹ, nhân viên y tế 25 vụ, 37 đối tượng, trong đó truy tố 10 vụ, 10 đối tượng, xử lý hành chính 11 vụ, 19 đối tượng, trong đó có 1 vụ, 1 đối tượng là quân nhân đã chuyển cho lực lượng quân đội xử lý cho xuất ngũ. Hiện nay đang điều tra 4 vụ, 4 đối tượng.

Việc truy sát gây thương tích cho bệnh nhân 9 vụ, 33 đối tượng, trong đố truy tố 8 vụ, 31 đối tượng và xử lý hành chính 1 vụ, 2 đối tượng. Hủy hoại tài sản 11 vụ, 15 đối tượng trong đó truy tố 4 vụ, 4 đối tượng, xử lý hành chính 5 vụ, 8 đối tượng, hòa giải 1 vụ, 1 đối tượng và đang điều tra 1 vụ, 2 đối tượng.

Cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, Bộ trưởng Tô Lâm nêu một số giải pháp đảm bảo an ninh trật tự về các cơ sở khám chữa bệnh.

Bộ trưởng cho biết, theo Nghị định 37 của Chính phủ quy định về các mục tiêu trọng điểm về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm về vũ trang, canh gác, bảo vệ và giao trách nhiệm cho các cơ quan tổ chức thi hành thì bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước không nằm trong danh mục các mục tiêu được bố trí vũ trang và canh gác, bảo vệ của lực lượng cảnh sát.

Tuy nhiên, trước tình hình nhiều vụ việc gây rối, phá hoại tài sản của bệnh viện, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế, bắt cóc trẻ em,... đã gây hoang mang, lo lắng cho các bác sỹ, nhân viên y tế và của cử tri, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo công an các đơn vị địa phương phối hợp với ngành y tế tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời cũng đã ngăn chặn các vụ và những hành vi gây rối, hành hung bác sỹ, nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện cũng như lực lượng công an ở các địa phương tập trung tiến hành một số công việc để đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh và an toàn cho bác sĩ, cho nhân viên y tế cũng như bệnh nhân và người dân.

Công an các địa phương cũng đã khẩn trương điều tra làm rõ các vụ việc đối tượng hành hung truy sát các bệnh nhân, nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đề xuất xử lý nghiêm trước pháp luật, tổ chức tuyên truyền công khai để người dân biết, cảnh cáo, răn đe và có sự phòng ngừa chung.

Chỉ đạo các lực lượng cảnh sát, tăng cường công tác quản lý nắm tình hình, thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các hành vi gây rối, hành hung bác sĩ và nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở có liên quan.

Đã hướng dẫn ngành y tế tiến hành một số các biện pháp như đánh giá thực trạng việc tổ chức công tác bảo vệ và năng lực của lực lượng bảo vệ tại các cơ sở khám, chữa bệnh, có kế hoạch củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng này nhất là tập huấn kỹ năng xử lý, phản ứng nhanh với các tình huống gây gổ, truy sát hoặc uy hiếp bệnh nhân và nhân viên y tế.

Trang bị phương tiện công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ theo quy định của pháp luật tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao, nảy sinh những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự như khu vực cổng ra vào, các khoa cấp cứu, khoa khám chữa bệnh. Tăng cường cho lực lượng bảo vệ, thường xuyên tuần tra kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phức tạp xảy ra. Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật camera từ các biện pháp giám sát chuông báo động hỗ trợ cho công tác bảo vệ tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân, nghi có đánh nhau thì phải thông báo cho các cơ quan công an cơ sở để chủ động phối hợp điều tra ban đầu ngăn chặn các đối tượng từ bên ngoài kéo đến các cơ sở bệnh viện, khám chữa bệnh hành hung, truy sát, uy hiếp nạn nhân và các nhân viên y tế.

Xây dựng cơ chế đặc biệt điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Vấn tình hình xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em gây ảnh hưởng đến giá trị đạo đức xã hội và dư luận cử tri cũng như các đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng cho biết, năm 2017 đã xảy ra 446 vụ hiếp dâm trẻ em, 572 vụ giao cấu với trẻ em tăng 12,82% so với số vụ năm 2016. Trước tình hình trên thì Bộ Công an cũng đã tập trung chỉ đạo công an các địa phương và đơn vị thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm như sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn hội nghị, hội thảo tọa đàm, các nhà văn hóa nơi công cộng thông báo về các phương thức thủ đoạn hoạt động tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ, nhất là đối với các cháu gái trước tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Đã phối hợp thực hiện có hiệu quả mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực đưa vào cộng đồng và các quy trình can thiệp trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

Tăng cường công tác nghiệp vụ để kịp thời nắm bắt thông tin tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đã tổ chức tổng kết công tác tiếp nhận xử lý tin báo tố giác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý, tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian vừa qua cũng như thời gian sắp tới.

Đồng thời xây dựng quy trình và tổ chức tập huấn cho lực lượng công an các cấp về kĩ năng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác điều tra xử lý tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, nhanh chóng điều tra xác định thủ phạm, lập hồ sơ xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật. Đã chỉ đạo đấu tranh điều tra làm rõ các vụ xâm hại tình dục trẻ em được dư luận đánh giá cao.

Tuy nhiên trước tình hình diễn biến của các loại tội phạm này rất phức tạp, chứng cứ chứng minh tội phạm ít nên rất khó khăn trong công tác đấu tranh kết luận xử lý đối tượng tội phạm, Bộ Công an đã đề xuất với Ủy ban tư pháp, các cơ quan của Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân xây dựng cơ chế đặc biệt để điều tra, có kết luận đối với các loại hành vi, tội phạm này.

Vì sao tạm giữ hình sự sau đó lại trả tự do?

Báo cáo thêm về ý kiến một số đại biểu nêu về những trường hợp tạm giữ hình sự sau đó trả tự do và chuyển xử lý hành chính. Bộ trưởng cho biết, việc này có lý do như sau:

Thứ nhất, do việc thay đổi chính sách hình sự được quy định tại Nghị quyết số 109 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015; một số hành vi theo luật mới không được coi là tội phạm, nên đã được trả tự do hoặc xử lý hành chính, không xử lý hình sự một số đối tượng trước đây bị bắt giữ hay một số vụ án trước đây vi phạm hình sự.

Thứ hai, trên thực tế nhiều vụ việc phạm tội có đông người tham gia, nhất là trong các vụ gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, cố ý gây thương tích, hành hung người khác do nghi bắt cóc trẻ em, nghi do trộm cắp...

Để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật đang xảy ra, cơ quan điều tra phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn tội phạm, tạm giữ các đối tượng, sau khi điều tra ban đầu mới có căn cứ để phân loại, xử lý nhiều đối tượng trong các vụ việc này được chuyển sang xử lý hành chính. Đây là những hoạt động được pháp luật cho phép.

12134 vụ án đình chỉ điều tra

Về một số những vụ án tạm đình chỉ điều tra, Bộ trưởng cho biết, theo thống kê thì có 12.134 vụ, trong đó đã phân loại cụ thể như sau.

Một là do hết thời hạn điều tra, đối tượng đang bỏ trốn phải tạm thời đình chỉ thì có 1762 vụ.

Hai là đình chỉ là do bị can bị bệnh hiểm nghèo đang điều trị là 118 vụ, đang đưa đối tượng đi giám định tâm thần hoặc chờ giám định thương tích cho bị hại 554 vụ do hết hạn điều tra, nhưng chưa chứng minh được đối tượng có hành vi phạm tội là 9700 vụ.

Đây là tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm về trật tự xã hội, tuy đã đạt được tỷ lệ là 83%, vượt mức chỉ tiêu do Quốc hội đề ra, nhưng trên thực tế vẫn còn 17% số vụ án chưa được điều tra, làm rõ.

Một số trường hợp đã hết hạn điều tra, nhưng chưa có kết quả trong hoạt động do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ quan, Bộ Công an kiểm điểm đánh giá là do chưa có kết quả trong hoạt động tương trợ tư pháp nên ảnh hưởng đến thời hiệu điều tra, năng lực của một số cán bộ điều tra, điều tra viên còn hạn chế, yêu cầu, sự gia tăng của các vụ án hình sự và số lượng điều tra viên đang cần phải được tập trung. Một năm cả nước phải xử lý trung bình 6 vụ án hình sự. Đây cũng là một tỷ lệ rất cao.

Có hay không việc hành chính hóa các quan hệ hình sự?

Xung quanh một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội nêu vấn đề là có hay không việc hành chính hóa các quan hệ hình sự hoặc ngược lại hình sự hóa các quan hệ hành chính và dân sự. Bộ trưởng khẳng định, những vấn đề này đều không có chủ trương để thực hiện. Bộ Công an tuân thủ nguyên tắc không được làm oan người vô tội và không được bỏ lọt tội phạm.

Với 2 xu hướng này thì đều vi phạm nguyên tắc này. Nếu hình sự hóa các quan hệ hành chính dân sự thì tức là làm oan người ngay và dân sự hóa các quan hệ hình sự, tức là bỏ lọt tội phạm. 2 điều đó đều bị ngăn cấm và không có chủ trương để thực hiện những việc này.

Trong trường hợp xảy ra việc này thì nó lại là một vụ án hình sự khác vi phạm pháp luật, vì trong quá trình điều tra thực hiện nhiệm vụ tư pháp thì lại là một vụ án hình thành vụ án hình sự khác, điều đó dứt khoát không được để xảy ra. Các cơ quan tư pháp đều hoàn thành việc này và ngăn chặn các vụ việc, không để có hiện tượng này.

Bộ trưởng bày tỏ, “chúng tôi rất mong được các đại biểu Quốc hội tiếp tục giám sát hoạt động của cơ quan điều tra cũng như các cơ quan hoạt động tư pháp trong quá trình hoạt động tư pháp để ngăn chặn việc này, cũng như phát hiện để đấu tranh, xử lý những việc mà hiện tượng các đại biểu Quốc hội đã nêu”.

Bộ trưởng khẳng định: Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan, nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, không để xảy ra tình trạng lạm dụng, tạm giữ hình sự, tạm đình chỉ, điều tra vụ án hình sự, đảm bảo thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Chính phủ mong muốn các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đồng hành quan tâm giúp đỡ các lực lượng chức năng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật đầy cam go phức tạp, mang lại sự bình yên hạnh phúc cho từng người dân, từng gia đình và trong toàn xã hội.

Không để hành chính hóa các quan hệ hình sự

Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), với sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đã đạt những kết quả tiến bộ. Việt Nam là một quốc gia an toàn trong một thế giới còn nhiều biến loạn, phức tạp, đó là thành tựu lớn, đáng trân trọng và ghi nhận.

Tuy vậy, đại biểu cho rằng “cần thẳng thắn nhận diện những khó khăn, hạn chế làm cho lòng dân chưa yên.

Đó là tình hình tội phạm gia tăng, nhất là tội phạm nghiêm trọng diễn biến phức tạp, đáng chú ý là các vụ giết người thân trong gia đình với những thủ đoạn tàn độc gây hoang mang, bức xúc cho xã hội.

Tình hình xâm phạm tình dục trẻ em, hành hung đội ngũ thầy thuốc ngay trong các cơ sở khám chữa bệnh thật sự đáng báo động.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị). Ảnh ĐBND

Nhiều vụ phá rừng giữa thanh thiên bạch nhật, quy mô lớn xảy ra trong thời gian dài. Có hay không hành vi làm ngơ tiếp tay bảo kê cho phá rừng? Thật ngạc nhiên khi có địa phương khởi tố 25 vụ phá rừng nhưng không khởi tố được 1 bị can nào. Vậy tội phạm ở đâu hay cơ quan bảo vệ pháp luật của chúng ta yếu kém bất lực?”

Theo đại biểu, vừa qua, chúng ta đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn về tham nhũng tạo niềm tin ở nhân dân vào quyết tâm của Đảng và Chính phủ về chống giặc nội xâm này.

Tuy nhiên, hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ tham nhũng nhỏ ở cấp xã, huyện đã vạch mặt ra những “con mèo ăn vụng” của dân, của nước. Hoặc những vụ đặc biệt nghiêm trọng được xã hội quan tâm do cơ quan điều tra trung ương xét xử.

Dư luận xã hội và nhân dân rất quan ngại về tình hình tham nhũng cấp tỉnh ít được phát hiện và xử lý. Phải chăng chúng ta đang bỏ lọt tham nhũng ở khu vực này hay khi phát hiện thì xử lý theo kiểu khép kín nội bộ, phê bình nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Cử tri đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo công khai và kiên quyết yêu cầu xử lý nghiêm minh đúng pháp luật không để hành chính hóa các quan hệ hình sự. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và không thể "giơ cao đánh khẽ", "rung cây dọa khỉ" mãi được.

Cần chấm dứt tình trạng mất an toàn bệnh viện

Về tình hình an ninh trật tự tại các bệnh viện, đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) cho rằng: Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các nhóm côn đồ gây rối, truy sát nhau trong bệnh viện.

Đáng lưu ý là tình trạng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hành hung y bác sỹ, nhân viên y tế đến mức báo động. 

Đại biểu dẫn một loạt ví dụ để minh chứng: Vụ Trưởng trạm y tế xã Hương Long, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh bị một đối tượng dùng dao chém nhiều nhát vào người ngay trong ca trực gây đa chấn thương. Hay vụ Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa Thạch Thất, Hà Nội đang xem hồ sơ bệnh án bị bố một bệnh nhân nhi đang điều trị tại khoa bất ngờ dùng chiếc cố thủy tinh đập thẳng vào đầu. Gần đây nhất là vụ bắt cóc điều dưỡng viên Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương,...

Đại biểu cho rằng, tình trạng mất an toàn bệnh viện có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có những nguyên nhân xuống cấp về đạo đức xã hội và bộ phận thanh thiếu niên bất chấp đạo lý và pháp luật.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng rượu bia nghiện ma túy, công tác an ninh bảo vệ bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cần đánh giá thực trạng nguyên nhân và phối hợp với ngành công an để có giải pháp hữu hiệu, đảm bảo cho an toàn bệnh nhân, y bác sỹ, nhân viên các bệnh viện, chấm dứt tình trạng diễn ra như trong thời gian vừa qua.

Quy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng phá rừng

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của các cơ quan tư pháp và nhất trí cao với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Đánh giá sự nỗ lực của Chính phủ, các địa phương, các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2017.

Phát biểu về tình trạng phá rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng, đại biểu cho rằng: Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng tình trạng phá rừng rất nghiêm trọng ở một số địa phương đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt nghiêm trọng.

Theo đại biểu, nhiều vụ phá rừng quy mô lớn diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được phát hiện và xử lý. Có những vụ cơ quan tư pháp dường như bất lực trước tình trạng này. Khởi tố được 25 vụ án nhưng không tìm được bị can, nghĩa là có vụ án phá rừng nhưng không tìm ra thủ phạm.

Tình trạng này cho thấy công tác bảo vệ rừng và quản lý còn yếu kém, bị buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên, khó có thể nói rằng khi tình trạng phá rừng diễn ra trầm trọng như vậy mà lực lượng kiểm lâm không biết, chính quyền sở tại không biết, lực lượng công an sở tại không biết.

Cho dù việc phá rừng có thể diễn ra âm thầm trong rừng sâu, nhưng vận chuyển hàng trăm mét khối gỗ đi tiêu thụ buộc phải ra khỏi rừng mà tất cả ngõ lớn, ngõ nhỏ đều có sự hiện diện thuộc quyền quản lý của cơ quan chức năng. Cử tri cho rằng phải chăng có sự tiếp tay bao che, trách nhiệm quản lý nhà nước ở đâu? Chắc chắn rằng cán bộ, chính quyền, cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm của mình được giao.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt những địa phương để xảy ra tình trạng này, quy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để có hình thức xử lý nhằm chặn đứng tình trạng này.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên). Ảnh ĐBND

Ngăn chặn tội phạm núp bóng doanh nghiệp

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) thảo luận về ngăn chặn tội phạm núp bóng doanh nghiệp.

Theo đại biểu, “gần đây các hình thức kinh doanh cầm đồ, công ty tài chính hỗ trợ sinh viên cho vay hỗ trợ học sinh mọc ra như nấm. Nhưng công tác kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp này hết sức lỏng lẻo”...

Ở đây, có câu chuyện cho vay nặng lãi, lãi rất cao, người ta cho vay một cách dễ dàng “tiền tươi đưa 10 triệu nhưng trong giấy ghi nợ 15 triệu, thời hạn trả nợ 30 ngày... đến hạn không trả được nợ thì “xã hội đen” đến tận nhà,... bây giờ không dừng lại ở đô thị mà ở nhà quê cũng náo loạn bởi chuyện các công ty tài chính hoạt động.

Theo đại biểu, chúng ta cũng cần phải có một sự chỉ đạo chặt chẽ trong lĩnh vực này, vì đây liên quan đến vấn đề cuộc sống bình yên của người dân, liên quan đến vấn đề tội phạm phát triển rất mạnh.

Đại biểu kiến nghị để khắc phục những mặt thiếu sót, tồn tại như trên, ngoài vấn đề chấn chỉnh về mặt chuyên môn lực lượng, nhà nước cần phải có một chính sách đặc thù đối với lực lượng hình sự đấu tranh trên mặt trận phòng, chống tội phạm, bởi đối mặt với hy sinh hiểm nguy thì cần có một chính sách, nhân dân không ngại gì đóng góp thêm cho lực lượng bảo vệ cuộc sống bình yên cho mình được một đêm ngủ ngon, sau 1 ngày làm việc vất vả.

Đại biểu cho rằng, cần phải xem xét để có những chính sách phù hợp đối với lực lượng đấu tranh trên mặt trận phòng, chống tội phạm vì rất nhiều cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) bày tỏ quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cháy nổ.

Dẫn chứng, ngày hôm qua tại ngõ số 31 phố Hàng Giấy, Hà Nội xảy ra vụ cháy làm 2 người chết và trước đó ít ngày tại Kiên Giang xảy ra vụ cháy làm 3 người chết... đại biểu cho rằng “đây là những nỗi lo của người dân, nhiều cử tri nói rằng đôi lúc cuộc sống và sự an toàn của người dân hết sức mong manh”.

Theo đại biểu, trong những năm vừa qua, nhất là trong năm 2017 Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.

Tuy nhiên, trong quản lý phòng cháy, chữa cháy của chúng ta còn nhiều bất cập như: Các quy định và thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy của chính quyền địa phương chưa nghiêm theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy; có tình trạng người dân chưa ý thức được việc thực hiện đảm bảo phòng cháy chữa cháy, chính vì thế người dân đang còn rất chủ quan trong việc này, không quan tâm đến việc thoát hiểm khi xảy ra trường hợp cháy cho nên nhiều trường hợp cháy không có đường thoát; đầu tư cho lĩnh vực này cũng chưa tương xứng,..

Đại biểu đề nghị Chính phủ: Chỉ đạo, yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy.

Các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước, rà soát các quy định về đảm bảo phòng cháy, chữa cháy ở khu dân cư.

Đặc biệt, đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành điện cần đánh giá lại việc thực hiện các quy định về an toàn trong sử dụng điện. Theo báo cáo thống kế, có gần một nửa các vụ cháy là do sự cố điện gây ra.

Đề nghị Quốc hội cần xem xét Báo cáo chuyên đề về phòng cháy, chữa cháy hàng năm, giống như công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Theo đại biểu, "có thể chúng ta xem xét chuyên đề riêng nhưng có thể trong báo cáo chung về đảm bảo an toàn trật tự xã hội, vấn đề phòng cháy, chữa cháy".

Cử tri lo lắng tình trạng tội phạm ma túy gia tăng

Theo đại biểu Phạm Ngọc Huyền (Ninh Thuận), điều mà cử tri nhiều địa phương còn băn khoăn lo lắng là tình trạng buôn bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý, người nghiện ma túy ngày càng gia tăng. Năm 2017, khởi tố 16.923 vụ, 20.791 bị can nhiều hơn 10,13% số vụ, 8,47% số bị can so với năm 2016.

Người nghiện ma túy hiện nay gần 220.000 người, con số thực tế còn nhiều hơn. Hoạt động tội phạm ma túy diễn biến hết sức phức tạp cả về tính chất mức độ phạm tội với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, trắng trợn, manh động, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng chống trả khi bị phát hiện, truy bắt.

Đáng chú ý tội phạm và tệ nạn ma túy đã mở rộng địa bàn hoạt động ra vùng nông thôn, xâm nhập vào học đường, xuất hiện ma túy dạng tem giấy, lá khát, cỏ Mỹ, chứa chất gây nghiện được rao bán trên mạng khó kiểm soát và không xử lý được cả đối tượng bán và người mua. Nhiều loại tội phạm liên quan đến người nghiện ma túy và do người nghiện ma túy gây ra....

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong thời gian tới, đại biểu Phạm Ngọc Huyền đề nghị Chính phủ:

Một, chỉ đạo các cấp, các ngành trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 21 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy gắn với chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy.

Hai, chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng lứa tuổi, vùng miền dân cư, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên, để chủ động phòng ngừa, nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc phát hiện tố giác tội phạm và quản lý giáo dục người thân không phạm tội và sa vào tệ nạn ma túy.

Ba, chỉ đạo ngành công an tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với các ngành, đoàn thể về phòng ngừa tội phạm ma túy trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Phát huy và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng các xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy, chủ động triển khai các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy, tăng cường tuần tra, kiểm soát ở các tuyến, địa bàn trọng điểm, các đường dây tổ chức mua, bán, vận chuyển ma túy, chất gây nghiện với số lượng lớn.

Bốn, chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với lực lượng công an nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện bắt buộc. Thực hiện công tác dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm đối với người sau cai nghiện, giúp họ hòa nhập cộng đồng, tránh nguy cơ tái nghiện.

Năm, chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan tư pháp chuẩn bị tốt nội dung tổ chức hội nghị tập huấn, quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015, đồng thời tiếp tục phối hợp, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện một số luật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, tạo hành lang pháp lý phù hợp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

* Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đầu giờ sáng ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tóm tắt Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017.

Các loại tội phạm đã được kìm chế, kéo giảm đáng kể

Theo báo cáo của Bộ trưởng Tô Lâm, năm 2017, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực cao của các bộ, ngành, địa phương nhất là sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, với nòng cốt là lực lượng công an nhân dân, biên phòng, các loại tội phạm đã được kìm chế, kéo giảm đáng kể, công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật 2017 đã đạt nhiều kết quả tích cực, cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đối ngoại của đất nước.

Theo đó, lực lượng chức năng đã khởi tố điều tra 40.497 vụ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội với 58.983 bị can, giảm 5,48% số vụ và giảm 8,08 số bị can so với năm 2016. Tuy nhiên, hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức, lưu manh côn đồ có hung khí vẫn xảy ra ở một số nơi. Đáng chú ý, sự gắn kết, đan xem giữa tội phạm hình sự với tội phạm kinh tế, ma túy; tội phạm hình sự núp bóng doanh nghiệp; tội phạm chống người thi hành công vụ với tính chất manh động xảy ra ở một số địa phương.

Về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và tham nhũng, đã phát hiện, khởi tố điều tra 854 vụ, 1.491 bị can về tội xâm phạm quản lý kinh tế, ít hơn 33,49% số vụ, 26,27% bị can so với năm 2016.

Ngược lại với xu hướng giảm của tội xâm phạm quản lý kinh tế, tội phạm tham nhũng lại tăng cao cả về số vụ lẫn số bị can với 220 vụ, 479 bị can, tăng 22,8% số vụ và 28,07% số bị can so với năm 2016. Tội phạm về chức vụ đã khởi tối 22 vụ, 803 bị can, ít hơn 8,35% số vụ nhưng lại nhiều hơn 66,13% bị can.

Tội phạm về môi trường đã khởi tố điều tra 348 vụ, 409 bị can, nhiều hơn 19,15% số vụ, 20,29% số bị can so với năm 2016. Tội phạm sử dụng công nghệ cao đã khởi tố điều tra 197 vụ, 339 bị can, ít hơn 9,22% số vụ và 27,18% bị can so với năm 2016.

Riêng tội phạm về ma túy vẫn tiếp tục tăng, đã khởi tố điều tra 16.923 vụ, 20.791 bị can, nhiều hơn 10,13% số vụ, 8,47% số bị can so với năm 2016, thu giữ số lượng lớn ma túy. Theo Thượng tướng Tô Lâm, tội phạm vận chuyển ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp trên các địa bàn trọng điểm. Đặc biệt đã phát hiện một số vụ việc sản xuất ma túy tổng hợp ngay trong nước.

Vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến trên các lĩnh vực và địa bàn, nhất là vi phạm về trật tự an toàn giao thông, vi phạm về các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, vi phạm về phòng chống cháy nổ, vi phạm trên các lĩnh vực ngân hàng, hải quan, thuế, chứng khoán, tài nguyên môi trường, an toàn thực phẩm…

Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tội phạm 2018 vẫn dự báo phức tạp

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan điều tra với viện kiểm sát trong giải quyết tố giác, tin báo tội phạm kiến nghị khởi tố chặt chẽ hơn; chất lượng công tác điều tra, xử lý vi phạm được nâng lên rõ rệt.

Minh chứng bằng con số, trong năm, lực lượng công an đã triệt phá 3.736 băng nhóm tội phạm; tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm về trật tự xã hội là 83%; riêng các vụ việc rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 91,69%; bắt và vận động đầu thú hơn 7.916 đối tượng truy nã; số đối tượng truy nã đã 3,81%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về nâng cao chất lượng công tác điều tra, các cơ quan điều tra các cấp luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm và trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan điều tra. Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm điều tra viên, cán bộ điều tra tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.

Công tác tiếp nhận, phân loại và quản lý tạm giam, tạm giữ được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo quyền con người theo đúng yêu cầu của pháp luật. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động điều tra được quan tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc, góp phần hạn chế khiếu kiện đông người (giảm hơn 20% lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo).

Dự báo năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công an nhận định: Tình hình tội phạm có xu hướng phức tạp và nghiêm trọng, với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều nếu không có biện pháp quyết liệt. Do đó, 10 giải pháp thực hiện đã được đưa ra, bao gồm:

Xác định rõ trách nhiệm từng cấp, từng ngành. gắn với trách nhiệm của ngươi đứng đầu; phát huy sự tham gia của toàn dân với nòng cốt là lực lượng Công an nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Bám sát tình hình trong nước và thế giới, không để xảy ra bị động, bất ngờ.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát huy vai trò của các đoàn thể, hội trong đảm bảo ANTT ở cơ sở.

Kiểm tra, rà soát, khắc phục những bất cập, thiếu sót, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Tiếp tục các đợt cao điểm tấn công tội phạm, không để tội phạm lộng hành, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm.

Đẩy mạnh thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra; tăng cường kỳ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các vi phạm tiêu cực của cán bộ công chức, viên chức...

Bộ Công an đề xuất, kiến nghị

Để hỗ trợ tốt hơn công tác phòng, chống tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất:

Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là Luật Giám định tư pháp (sửa đổi), Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi)...

Đẩy mạnh công tác giám sát với các bộ, ngành, địa phương về nhiệm vụ phòng chống pháp luật và vi phạm pháp luật.

Quan tâm bố trí nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên phê duyệt, phân bổ kinh phí đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

* Tiếp đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (trong đó có nội dung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân).

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo công tác năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (trong đó có nội dung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2017.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án.

Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.

Đồng tình với đánh giá của Chính phủ

Báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC năm 2017 do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày cho thấy, năm 2017, Chính phủ, TAND, VKSND đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, bảo đảm giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng phát triển KT-XH đất nước. Các báo cáo đã phản ánh khá đầy đủ kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trên các mặt công tác và đề ra các giải pháp khắc phục.

Ủy ban Tư pháp đồng tình với đánh giá của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; nhận thấy Chính phủ, các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác này.

Tuy nhiên, vẫn còn 7 nhóm tội phạm và vi phạm pháp luật rất đáng quan tâm. Những vi phạm pháp luật và tội phạm này không chỉ mới xuất hiện trong năm 2017 mà đã kéo dài nhiều năm và đang tiếp tục gia gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng, cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc buông lỏng quản lý, né tránh, nể nang, chưa xử lý nghiêm người đứng đầu, có trách nhiệm quản lý để xảy ra vi phạm, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho vi phạm.

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ xử lý nghiêm vi phạm, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, kéo dài như tình trạng phá rừng, khai thác cát sỏi trái phép…

Với việc phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, năm 2017, công tác này có chuyển biến tích cực, nhiều vụ việc được xử lý kịp thời, các vụ án trọng án được khám phá nhanh, đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực tài nguyên môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, trốn thuế vẫn rất phổ biến nhưng số vụ được phát hiện, xử lý không nhiều…

Số lượng vi phạm pháp luật hành chính rất lớn, trong đó có nhiều vi phạm nghiêm trọng có dấu hiệu hình sự nhưng số vụ kiến nghị xử lý hình sự không nhiều. Dư luận và cử tri cho rằng, nhiều trường hợp còn có biểu hiện “hành chính hóa” quan hệ hình sự, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm. “Đây là vấn đề Ủy ban Tư pháp đã kiến nghị với Chính phủ nhiều năm nhưng đến nay chưa được khắc phục”, Chủ nhiệm UB Lê Thị Nga nhấn mạnh.

32 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố

Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với đánh giá của Viện trưởng VKSNDTC về những kết quả đạt được và nhận thấy, năm 2017, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Số lượng tố giác, tin báo về tội phạm được kiểm sát tăng. Công tác xét phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cơ bản đúng pháp luật.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ rõ, một số VKSND chưa kiểm sát chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nhất là đối với các tố giác, tin báo về tham nhũng. Vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp quá hạn tạm giam, tạm giữ. Tiến độ, chất lượng giải quyết một số vụ án vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đáng lưu lý còn 32 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố. Tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng tăng…

Năm 2017 chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan

Với công tác xét xử của TAND các cấp, theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, năm 2017 chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Hình phạt được áp dụng cơ bản nghiêm minh, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, Báo cáo thẩm tra cũng chỉ rõ, vẫn còn một tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa. Tỷ lệ Tòa án chấp nhận kháng nghị phúc thẩm của VKS tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số trường hợp TA tuyên mức án chưa tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội, còn 0,5% trong tổng số các trường hợp cho hưởng án treo không đúng quy định, phải sửa án. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan còn cao, tỷ lệ án hủy tăng so với năm 2016, chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết của QH.

Nguyên nhân của tình trạng này là do đánh giá chứng cứ chưa toàn diện và vẫn còn biểu hiện ngại va chạm với chính quyền. “Đây vẫn là hạn chế lớn nhất trong công tác xét xử án hành chính của TAND đã tồn tại nhiều năm nay”, Chủ nhiệm UB Lê Thị Nga nhận định.

Ủy ban Tư pháp cũng tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả đạt được trong công tác thi hành án, trong đó có thi hành án dân sự. Số việc thi hành án dân sự xong năm 2017 đạt tỷ lệ cao, trong đó các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng tăng 8.046 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định mới về việc xác minh điều kiện thi hành án ở nhiều địa phương vẫn còn xảy ra sai phạm. Số án có điều kiện thi hành, nhưng chưa tổ chức thi hành xong phải chuyển năm sau còn lớn…

Ảnh VGP/Nhật Bắc

* Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng.

* Sáng 7/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2017; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017. Sau đó, cơ quan trình báo cáo giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Chiều 7/11, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2017.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2017.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2017.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 (bao gồm cả nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Cơ quan trình báo cáo giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.