• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Tư pháp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục nhận cha - con

(Chinhphu.vn) – Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Phan Thị Hương (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng tháo gỡ vướng mắc về thủ tục nhận cha - con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp của gia đình bà.

13/03/2014 08:36

Theo phản ánh của bà Hương, hai người con của bà (Phan Gia Khanh, Phan Thoại Khanh) khai sinh không có cha. Ngày 20/11/2013, ông Baldi Gianni và hai con của bà đã đến Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh để làm thủ tục nhận cha - con. Sau khi có biên nhận thụ lý hồ sơ, ông Baldi Gianni đã trở về Italia.

Ngày 2/1/2014, bà Hương cùng hai con đến Sở Tư pháp để nhận quyết định công nhận, nhưng được yêu cầu bắt buộc phải có sự hiện diện của người cha.

Bà Hương đã liên lạc với ông Baldi Gianni, nhưng hiện ông không thể đến Việt Nam và cũng không xác định được thời gian có thể quay trở lại Việt Nam.

Bà Hương có nguyện vọng được cơ quan chức năng xem xét để hai con của bà có thể nhận quyết định công nhận cha, con.

Vấn đề này, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 18, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 thì “Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện, nếu bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con”.

Tại khoản 5, Điều 22 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định “… Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con bên nhận và bên được nhận phải có mặt”.

Như vậy, việc quy định khi trao quyết định nhận cha, mẹ, con bên nhận và bên được nhận phải có mặt nhằm chứng minh các điều kiện để được giải quyết yêu cầu công nhận việc nhận cha, mẹ, con (còn sống và tự nguyện) của các bên nhận cha, mẹ, con.

Do đó, về nguyên tắc thì khi nhận Quyết định công nhận việc nhận cha con ông Baldi Gianni và hai người con của bà Hương phải có mặt để thể hiện ý chí của mình về việc nhận cha, con.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, bảo đảm quyền và lợi ích của hai cháu Phan Gia Khanh và Phan Thoại Khanh trong trường hợp này, nếu trong hồ sơ nhận cha - con của ông Baldi Gianni đã có bản xét nghiệm ADN thể hiện ông Baldi Gianni là cha ruột của hai cháu Phan Gia Khanh và Phan Thoại Khanh, và ông Baldi Gianni cũng đã trực tiếp đến Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh nộp hồ sơ đề nghị công nhận việc nhận cha - con của ông, thì Sở Tư pháp có thể vận dụng quy định pháp luật cho phép ông Baldi Gianni được ủy quyền cho người khác nhận Quyết định công nhận việc nhận cha con mà không yêu cầu phải trực tiếp có mặt để nhận Quyết định.

Chinhphu.vn