• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có bằng đại học đã đủ điều kiện chuyển ngạch?

(Chinhphu.vn) - Ông Đặng Hồng Điệp, giáo viên Trường THCS Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, trúng tuyển viên chức và được xếp mã ngạch 15a.202 (trình độ cao đẳng) từ ngày 1/1/2007. Ông đã học nâng chuẩn đào tạo và có bằng đại học từ năm 2007, tuy nhiên đến nay vẫn hưởng lương theo trình độ cao đẳng.

10/02/2014 15:02
Ảnh minh hoạ

Ông Điệp đề nghị cơ quan chức năng cho biết, trường hợp của ông có được xét chuyển ngạch viên chức từ mã ngạch 15a.202 (trình độ cao đẳng) sang 15a.201 (trình độ đại học) hay không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp như sau:

Việc xét chuyển ngạch viên chức được quy định tại điểm a, khoản 1, Mục II Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã nêu.

Theo đó, viên chức loại B, loại C (đang hưởng lương ở các ngạch tương đương ngạch cán sự hoặc nhân viên), được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử đi đào tạo từ nguồn kinh phí Nhà nước, kinh phí của các đơn vị sự nghiệp, kinh phí của các tổ chức khác hoặc kinh phí cá nhân tự chi trả và đã có bằng tốt nghiệp, nếu được bố trí vào vị trí công tác phù hợp với yêu cầu của trình độ đào tạo và đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì được xem xét chuyển loại A hoặc loại B và được bổ nhiệm, xếp lương vào ngạch viên chức phù hợp với vị trí công tác, yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ và trình độ đào tạo.

Như vậy, trường hợp ông Điệp đã tốt nghiệp đại học mà hiện tại vẫn đang là giáo viên giảng dạy tại trường THCS, được xếp mã ngạch 15a.202 (trình độ cao đẳng, viên chức loại A0) thì không được xét chuyển ngạch. Trường hợp nếu ông Điệp được bổ nhiệm ở vị trí công tác khác phù hợp với trình độ đào tạo (tốt nghiệp đại học) thì có thể được xem xét chuyển loại ngạch.

Ngày 12/4/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (bãi bỏ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP). Điểm b, khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định, khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp cùng Bộ Nội vụ xây dựng văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành giáo dục và đào tạo.

Chinhphu.vn