• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gói thầu cải tạo, sửa chữa có áp dụng chỉ định thầu?

(Chinhphu.vn) – Cơ quan ông Phạm Hoàng Trung (Hà Nội) là doanh nghiệp Nhà nước nắm trên 50% vốn; có công trình mua sắm máy móc và cải tạo, sửa chữa nhà xưởng. Giá gói thầu cải tạo, sửa chữa nhà xưởng dưới 400 triệu đồng thuộc nguồn vốn tự có và giao cho một đơn vị tư nhân thực hiện việc thi công gói thầu.

16/03/2018 07:02

Ông Trung hỏi, công ty có phải áp dụng hình thức chỉ định thầu theo luật hay không? Nếu có thì phải áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường hay rút gọn?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Điểm c, Khoản 1, Điều 1 và Khoản 44, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này; vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Đối với trường hợp của ông Trung, nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước và việc mua sắm máy móc, cải tạo, sửa chữa nhà xưởng không phải là dự án đầu tư phát triển theo quy định tại Khoản 11, Điều 4 Luật Đấu thầu, thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Trường hợp việc mua sắm nói trên thuộc dự án đầu tư phát triển theo quy định tại Khoản 11, Điều 4, Luật Đấu thầu và dự án có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu theo quy định nêu trên. Trong trường hợp này, việc áp dụng chỉ định thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu và Mục 1 Chương V Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Chinhphu.vn