• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sau khi ly hôn, có thể đổi họ cho con?

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (phuongthao.ade@...) đã ly hôn và đang nuôi 2 con nhỏ. Sau ly hôn người chồng cũ của bà Thảo không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con và cũng không đến thăm nom các con. Vì lý do đó, bà Thảo có nguyện vọng đổi họ cho con từ họ cha sang họ của mẹ. Vậy, bà Thảo có thể thực hiện việc đổi họ được không?

17/03/2014 14:36

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Thảo như sau:

Điều 27 Bộ Luật dân sự quy định, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong hai trường hợp sau: Việc sử dụng họ tên đang dùng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó; Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại.

Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: "Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự".

Căn cứ các quy định nêu trên thì việc thay đổi họ cho con phải có lý do chính đáng, vì quyền và lợi ích hợp pháp của con và việc thay đổi họ không được gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người khác.

Phải vì quyền lợi của con và có sự đồng ý của cả cha, mẹ

Trường hợp bà Nguyễn Thị Phương Thảo phản ánh bà đã ly hôn. Theo quyết định của bản án ly hôn, bà được giao trực tiếp nuôi 2 con nhỏ, người chồng cũ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con, có quyền thăm nom con.

Như vậy, mặc dù quan hệ hôn nhân giữa bà Thảo và người chồng cũ đã chấm dứt, tuy người chồng cũ là người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng quyền và nghĩa vụ của ông ấy đối với hai con không thay đổi và được pháp luật thừa nhận.

Hiện nay, hai con của bà Thảo chưa thành niên, cả cha và mẹ là người đại diện theo pháp luật của con, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con của mình.

Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 141 Bộ Luật Dân sự quy định, người đại diện theo pháp luật bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Tương tự, tại Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Đồng thời, theo Khoản 1, Điều 38 Nghị  định số 158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung theo khoản 10, Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP thì việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên  thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai.

Như vậy, trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho hai con của bà Thảo từ họ cha sang họ mẹ phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của hai con, không được gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người khác, không gây ảnh hưởng đến tâm lý của con, xáo trộn đến đời sống, việc học hành của con trẻ, và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ.

Việc chồng cũ của bà Thảo không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom các con, không phải là căn cứ pháp lý để thay đổi họ cho con. Do vậy yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ của bà sẽ không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Căn cứ Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Theo đó, khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có  khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.  

Mức cấp dưỡng nuôi con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con hợp lý.

Trường hợp người chồng cũ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quyết định của Tòa án, thì bà Thảo (là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn) có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự buộc người chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

Hành vi vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 152 Bộ luật Hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. 

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.