• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỳ 4: Nguồn cảm hứng cho toàn cầu trong đại dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) – Việc chủ động hợp tác của người dân với Chính phủ và những quyết sách mạnh mẽ của một quốc gia còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng đã đem lại hiệu quả tích cực. Việt Nam xứng đáng là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia khác về phương thức và tính sáng tạo trong phòng chống đại dịch COVID-19.

06/06/2021 15:25
Chị Elke Schwierz, người Đức, hiện là Quyền Giám đốc Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Người dân thực sự tin tưởng ở Chính phủ

Chị Elke Schwierz, người Đức, hiện là Quyền đại diện Vườn thú Leipzig tại Việt Nam, đồng thời cũng là Quyền Giám đốc Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, đã làm việc tại Việt Nam hơn 15 năm.

Chị mới trở lại Việt Nam từ đầu năm 2021, sau 14 tháng phải ở lại Đức do dịch  COVID-19.

 “Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, cụ thể là việc bắt đầu từ rất sớm để thực hiện mọi biện pháp có thể. Có thông tin tuyên truyền ở khắp mọi nơi cho tất cả mọi người: trên điện thoại di động, loa lớn, internet và Ti vi… Điều tôi thực sự đánh giá cao là người dân Việt Nam đang tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ. Ở các nước phương Tây, chúng tôi gặp rất nhiều vấn đề với điều đó. Tất cả các địa điểm du lịch đều đóng cửa. Người dân không được phép tụ tập đông người và đa số mọi người đều tuân theo những yêu cầu này”, chị Elke Schwierz chia sẻ suy nghĩ.

Đang sống và làm việc ở vùng nông thôn Việt Nam, nhưng chị Elke Schwierz luôn cảm thấy an toàn. Mọi người đều tuân theo hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam

Anh Kubo Yuya mong muốn Chính phủ đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19

Anh Kubo Yuya, Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm giáo dục Aoba tại Hà Nội mong muốn Chính phủ đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19, kết hợp với việc tiếp tục thực hiện biện pháp phòng chống dịch đã chứng tỏ hiệu quả trong những đợt dịch trước đây.

Đến Việt Nam vào năm 2008, anh Kubo Yuya quyết định ở lại và rất yêu thích công việc hiện nay là hỗ trợ kiến thức cho trẻ em Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam và tích cực tham gia các hoạt động xã hội bằng tình cảm chân thành dành cho đất nước và con người Việt Nam.

Ông Csaba Bundik, người Hungary, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Đông Âu (CEEC) tại Việt Nam, cho biết dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nhiều tới các công ty thành viên của CEEC.

“Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy may mắn vì ở lại Việt Nam thời điểm này. Công cuộc phòng chống COVID-19 tại Việt Nam được thực hiện tốt nhất trên thế giới, có thể chỉ đứng sau New Zealand nhưng phải thấy rõ rằng New Zealand là quốc đảo không có biên giới đất liền với bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam đã thực hiện những việc đáng ngạc nhiên trong công cuộc phòng chống COVID-19. Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những quyết sách nhanh chóng, truyền thông và truy vết nguồn lây nhiễm hiệu quả, nhất là lòng biết ơn tới đội ngũ y tế cho nỗ lực tuyệt vời của họ cũng như người dân Việt Nam với tinh thần hợp tác cao, sẵn sàng ở nhà khi cần thiết và luôn tuân thủ 5K”, ông Csaba Bundik nhìn nhận.

Những điều này đã giúp Việt Nam không chỉ ngăn chặn đại dịch mà còn duy trì nền kinh tế vẫn tăng trưởng.

Ông Csaba Bundik cũng nhìn nhận làn sóng dịch bệnh lần này Việt Nam đang phải đối diện là một thách thức lớn khi số lượng người nhiễm bệnh cao hơn những lần trước. “Tiêm chủng diện rộng là cần thiết với quy mô lớn càng sớm càng tốt. Điều này là thử thách với Việt Nam vì cần phải có nguồn lực tài chính để tiêm chủng cho hàng chục triệu người. Khu vực tư nhân và công cần phải chung tay đóng góp. Việc này có tính khả thi và thực sự cần thiết”, ông Csaba Bundik cho biết.

ông B. SubhashChandar, Giám đốc Kinh doanh công ty du lịch ASIA DMC (Hà Nội) chấm điểm 10/10 cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam.

May mắn vì được ở Việt Nam thời điểm này

Là một người nước ngoài, ông B. SubhashChandar, Giám đốc Kinh doanh công ty du lịch ASIA DMC (Hà Nội) chấm điểm 10/10 cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam.

“Thứ nhất là chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ về sự an toàn và ứng phó nhanh với các cuộc khủng hoảng y tế. Thứ hai là hành vi phòng ngừa của người dân Việt Nam để ứng phó với đại dịch COVID-19. Thông điệp 5K từ Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế và ca khúc Ghen Cô Vy là một trong số các cách rất dễ dàng để tiếp cận cộng đồng nhanh hơn”, ông B. SubhashChandar nói

Vị Giám đốc này cho rằng cách làm của Việt Nam hết sức hiệu quả khi truy vết tiếp xúc tỉ mỉ, kiểm dịch chặt chẽ và xét nghiệm nghiêm ngặt. Bên cạnh lịch sử hoạt động và di chuyển của bệnh nhân COVID-19 được công bố rộng rãi trên các trang web của chính phủ, báo chí và mạng xã hội. “Các dấu vết dịch tễ học như vậy cũng cho phép mọi người kiểm tra xem bản thân họ có gặp nguy cơ hay không và cảnh báo những người xung quanh, giảm khả năng lây lan là những điểm hiệu quả trong chiến lược của Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp khuyến khích và các gói hỗ trợ tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Subhash cho hay.

Chia sẻ nỗi lòng khi nghĩ về quê nhà Ấn Độ, nơi là tâm dịch của thế giới, ông B. SubhashChandar cho biết: “Tình hình vẫn còn tồi tệ khi đất nước chúng tôi đang phải chống chọi với làn sóng thứ hai. Một số người tôi biết đã mất vì COVID-19”.

Mặc dù có một số hạn chế trong cuộc sống hằng ngày, Việt Nam an toàn hơn nhiều so với Ấn Độ. Do hiện tại Việt Nam chưa áp đặt lệnh đóng cửa và chỉ có giãn cách xã hội cho nên cuộc sống ở Việt Nam dễ dàng hơn nhiều so với các nước trên thế giới.

Cách kiểm soát đại dịch của Việt Nam là một bài học cho thế giới, là nguồn cảm hứng cho nhiều nước trong phòng chống đại dịch toàn cầu.

Với hệ thống chính trị ổn định, lực lượng lao động trẻ và môi trường tương đối thông thoáng, Việt Nam cần phải xây dựng các điều kiện thuận lợi để kinh doanh sau khi kiểm soát được đại dịch.

Đỗ Hương