Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 27 quy định bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án.
Cụ thể, trước khi bán đấu giá tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản.
Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành và gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ đi chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách Nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/5/2020.
Ngăn ngừa tai nạn đường thủy do phương tiện nhỏ, thô sơ gây ra
Nhằm ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn đường thủy do các phương tiện nhỏ, thô sơ gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo hướng siết chặt quy định, tăng nặng chế tài xử phạt đảm bảo đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy, trong đó có hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người (phương tiện nhỏ) vào hoạt động mà không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ dụng cụ an toàn theo quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa; nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định bắt buộc về mặc áo phao hoặc cầm theo dụng cụ cứu sinh đối với người đi trên phương tiện thô sơ.
Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa nói chung và các hành vi vi phạm quy định pháp luật khi đưa vào sử dụng và tham gia giao thông đường thủy nội địa đối với phương tiện nhỏ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm nâng cao ý thức chấp hành cho người dân khi tham gia giao thông, trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn các phương tiện thủy nhỏ, thô sơ theo quy định (áo phao, dụng cụ nổi); cảnh báo các nguy cơ tai nạn, đuối nước khi tham gia giao thông bằng phương tiện thủy nhỏ, thô sơ mà không có áo phao, dụng cụ cứu sinh và thiết bị an toàn theo quy định; tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về việc đưa vào sử dụng và tham gia giao thông đối với phương tiện thủy nhỏ, thô sơ.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các cơ quan thành viên và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo Tổng kết cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”; đánh giá kết quả, hiệu quả cũng như những tồn tại, hạn chế, đề xuất hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa giao thông đường thủy nội địa phù hợp với tình hình mới.
Xử lý phản ánh về phạt hành chính lĩnh vực đất đai
Báo điện tử Người Lao động ngày 10/3/2020 có bài viết: Có quy định nhưng chưa xử lý được, trong đó có nội dung "Hơn 2 tháng sau khi Nghị định 91 về phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực nhưng nhiều vi phạm vẫn chưa được xử lý đến nơi đến chốn...".
Về nội dung báo phản ánh nêu trên, thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, xử lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
Truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống bệnh lao
Lãnh đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông, cung cấp kịp thời, chính xác tình hình, các biện pháp phòng, chống và khả năng tiếp nhận điều trị bệnh lao để nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng, chống và điều trị bệnh lao.
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Thông báo nêu rõ, công tác phòng chống lao tại Việt Nam thời gian vừa qua đã được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai tích cực và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng ghi nhận. Năm 2015, Việt Nam đã là 1 trong 9 nước đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hệ thống y tế phòng chống lao và bệnh phổi toàn quốc hoạt động hiệu quả: tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao (92% đối với người mới mắc lần đầu); tình trạng lây truyền lao kháng thuốc tiên phát trong cộng đồng từng bước được khống chế.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần sớm được khắc phục. Việt Nam có khoảng 174.000 người mắc lao và 13.000 người tử vong vì bệnh lao hàng năm; là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên toàn cầu; ý thức chủ động phòng, chống và điều trị bệnh của người dân, sự quan tâm vào cuộc của cộng đồng còn thấp.
Để có thể đạt mục tiêu chấm dứt được bệnh lao vào năm 2030 như đã cam kết với Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia yêu cầu Bộ Y tế có phương án phù hợp để định hướng thực hiện Chương trình chống lao Quốc gia tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030; chỉ đạo Bệnh viện Phổi Trung ương có phương án truyền thông phù hợp nhân ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3) trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 hiện nay.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương lập kế hoạch và phương án nguồn vốn bảo đảm thuốc phòng, chống lao theo quy định; dự thảo Chỉ thị về tăng cường phòng, chống bệnh lao, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 và Chương trình hành động Quốc gia phòng, chống bệnh lao giai đoạn 2020-2030 báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất các quy định liên quan đến việc chấm dứt bệnh lao để đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, sớm có kế hoạch làm việc với 15 địa phương chưa có bệnh viện chuyên khoa lao để thống nhất mô hình và ưu tiên nguồn lực thực hiện công tác phòng chống và điều trị bệnh lao; chỉ đạo Bệnh viện Phổi Trung ương để có phương án phối hợp với các cơ quan liên quan, huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai Chương trình chống lao quốc gia; khẩn trương lập kế hoạch vốn 2021 để thực hiện kế hoạch bảo đảm thuốc chống lao điều trị cho bệnh nhân lao năm 2021, lấy ý kiến Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm vào dịp 27/2 các trường dành thời gian 15 phút để phổ biến về ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe trong đó có bệnh lao. Giao Bộ Y tế soạn tài liệu hướng dẫn cho từng cấp học.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống lao trên địa bàn; kiện toàn cơ quan phòng, chống lao các cấp theo đúng quy định hiện hành và Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ./.
Sửa quy định bán đấu giá tài sản thi hành án
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 27 quy định bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án.
Cụ thể, trước khi bán đấu giá tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản.
Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành và gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ đi chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách Nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/5/2020.
Ngăn ngừa tai nạn đường thủy do phương tiện nhỏ, thô sơ gây ra
Nhằm ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn đường thủy do các phương tiện nhỏ, thô sơ gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo hướng siết chặt quy định, tăng nặng chế tài xử phạt đảm bảo đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy, trong đó có hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người (phương tiện nhỏ) vào hoạt động mà không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ dụng cụ an toàn theo quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa; nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định bắt buộc về mặc áo phao hoặc cầm theo dụng cụ cứu sinh đối với người đi trên phương tiện thô sơ.
Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa nói chung và các hành vi vi phạm quy định pháp luật khi đưa vào sử dụng và tham gia giao thông đường thủy nội địa đối với phương tiện nhỏ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm nâng cao ý thức chấp hành cho người dân khi tham gia giao thông, trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn các phương tiện thủy nhỏ, thô sơ theo quy định (áo phao, dụng cụ nổi); cảnh báo các nguy cơ tai nạn, đuối nước khi tham gia giao thông bằng phương tiện thủy nhỏ, thô sơ mà không có áo phao, dụng cụ cứu sinh và thiết bị an toàn theo quy định; tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về việc đưa vào sử dụng và tham gia giao thông đối với phương tiện thủy nhỏ, thô sơ.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các cơ quan thành viên và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo Tổng kết cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”; đánh giá kết quả, hiệu quả cũng như những tồn tại, hạn chế, đề xuất hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa giao thông đường thủy nội địa phù hợp với tình hình mới.
Xử lý phản ánh về phạt hành chính lĩnh vực đất đai
Báo điện tử Người Lao động ngày 10/3/2020 có bài viết: Có quy định nhưng chưa xử lý được, trong đó có nội dung "Hơn 2 tháng sau khi Nghị định 91 về phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực nhưng nhiều vi phạm vẫn chưa được xử lý đến nơi đến chốn...".
Về nội dung báo phản ánh nêu trên, thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, xử lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
Truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống bệnh lao
Lãnh đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông, cung cấp kịp thời, chính xác tình hình, các biện pháp phòng, chống và khả năng tiếp nhận điều trị bệnh lao để nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng, chống và điều trị bệnh lao.
Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Thông báo nêu rõ, công tác phòng chống lao tại Việt Nam thời gian vừa qua đã được Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai tích cực và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng ghi nhận. Năm 2015, Việt Nam đã là 1 trong 9 nước đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hệ thống y tế phòng chống lao và bệnh phổi toàn quốc hoạt động hiệu quả: tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao (92% đối với người mới mắc lần đầu); tình trạng lây truyền lao kháng thuốc tiên phát trong cộng đồng từng bước được khống chế.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần sớm được khắc phục. Việt Nam có khoảng 174.000 người mắc lao và 13.000 người tử vong vì bệnh lao hàng năm; là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên toàn cầu; ý thức chủ động phòng, chống và điều trị bệnh của người dân, sự quan tâm vào cuộc của cộng đồng còn thấp.
Để có thể đạt mục tiêu chấm dứt được bệnh lao vào năm 2030 như đã cam kết với Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia yêu cầu Bộ Y tế có phương án phù hợp để định hướng thực hiện Chương trình chống lao Quốc gia tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030; chỉ đạo Bệnh viện Phổi Trung ương có phương án truyền thông phù hợp nhân ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3) trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 hiện nay.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương lập kế hoạch và phương án nguồn vốn bảo đảm thuốc phòng, chống lao theo quy định; dự thảo Chỉ thị về tăng cường phòng, chống bệnh lao, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 và Chương trình hành động Quốc gia phòng, chống bệnh lao giai đoạn 2020-2030 báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất các quy định liên quan đến việc chấm dứt bệnh lao để đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, sớm có kế hoạch làm việc với 15 địa phương chưa có bệnh viện chuyên khoa lao để thống nhất mô hình và ưu tiên nguồn lực thực hiện công tác phòng chống và điều trị bệnh lao; chỉ đạo Bệnh viện Phổi Trung ương để có phương án phối hợp với các cơ quan liên quan, huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai Chương trình chống lao quốc gia; khẩn trương lập kế hoạch vốn 2021 để thực hiện kế hoạch bảo đảm thuốc chống lao điều trị cho bệnh nhân lao năm 2021, lấy ý kiến Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm vào dịp 27/2 các trường dành thời gian 15 phút để phổ biến về ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe trong đó có bệnh lao. Giao Bộ Y tế soạn tài liệu hướng dẫn cho từng cấp học.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống lao trên địa bàn; kiện toàn cơ quan phòng, chống lao các cấp theo đúng quy định hiện hành và Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ./.