![]() |
Bấm nút khánh thành IOC Bình Phước. Ảnh: Báo Bình Phước |
Sau hơn 2 tháng hoạt động thử nghiệm, trung bình mỗi ngày IOC Bình Phước tiếp nhận trên 150 phản ánh, kiến nghị, cuộc gọi, tin nhắn của người dân, trên các lĩnh vực an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cấp cứu, tai nạn giao thông, trật tự đô thị, hành chính công…
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, về nguồn lực, nhưng tỉnh xác định xây dựng địa phương thông minh, chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo phương châm cung cấp thông tin, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm… là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là chương trình đột phá trong lãnh đạo điều hành.
Tỉnh đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, số thủ tục hành chính công bố tiếp nhận giải quyết của các cơ quan trên địa bàn tỉnh là hơn 1.900, trong đó thủ tục hành chính mức độ 3, 4 là hơn 1.600 thủ tục. Tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công trực tuyến từ đầu năm 2020 là 9%, hiện đạt trên 90%. Hệ thống báo cáo kinh tế-xã hội kết nối tự động vào hệ thống báo cáo của Chính phủ, giúp cho thông tin của Bình Phước thể hiện nhanh chóng, chính xác trên hệ thống điều hành của Chính phủ.
Tới đây, Bình Phước tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện chương trình chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh lên một vị trí mới, đồng hành với đất nước hội nhập và phát triển.
Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa thêm các lĩnh vực vào quản lý tại IOC như nông nghiệp, quan trắc môi trường, lao động, bảo hiểm, an sinh xã hội; thành lập các nhóm phân tích dữ liệu chuyên sâu phục vụ lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo, nhằm tăng hiệu quả, thay đổi phương thức lãnh đạo điều hành truyền thống.
TB