• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đơn giản hóa hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế bị cấm

(Chinhphu.vn) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

21/12/2011 19:04

Văn bản gửi qua mạng phải có chữ ký điện tử hợp pháp. Ảnh minh họa

Về báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1, Điều 10, khoản 2 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải được thực hiện dưới hình thức đề án nghiên cứu khả thi do tổ chức khoa học công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ thực hiện hoặc đánh giá.

Trong Nghị định 119/2011/NĐ-CP, quy định trên được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho doanh nghiệp. Cụ thể: Báo cáo giải trình cụ thể về việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ do doanh nghiệp tự lập và doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Trong quá trình đánh giá nội dung của báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, Nghị định còn bổ sung quy định: Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, Báo cáo giải trình của các bên dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế; hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh có thể được nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử bằng hình thức bản sao (bản scan từ bản gốc, file văn bản) kèm theo chữ ký điện tử hợp pháp của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

Theo Luật Cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm gồm: Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ... khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên....

Một số trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế...

Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ các trường hợp được miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp: 1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng sản xuất hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

Trần Mạnh