• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngành Việt Nam học ở Nga đạt nhiều thành công

(Chinhphu.vn) - Đó là nhận định của chuyên gia về lịch sử và các vấn đề đương đại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, phóng viên Sputnik Alexei Syunnerberg tại Diễn đàn “Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại LB Nga”.

14/03/2019 13:54

Đại sứ Ngô Đức Mạnh phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TTXVN

Đại sứ quán Việt Nam tại Moscow vừa tổ chức Diễn đàn “Giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học tại LB Nga”. Đây là hoạt động đầu tiên của Đại sứ quán Việt Nam trong khuôn khổ Năm hữu nghị Việt- Nga và cũng là diễn đàn đầu tiên về chủ đề quan trọng này được tổ chức trong thời hậu Xô Viết.

Tham gia diễn đàn có đại diện của các trung tâm khoa học lớn nhất nghiên cứu về Việt Nam, các trường đại học giảng đạy tiếng Việt và đào tạo các chuyên gia trong ngành Việt Nam học, cũng như những sinh viên nghiên cứu về Việt Nam.

Ngay từ năm 1931, tại Leningrad, ông Nguyễn Khánh Toàn khi làm việc tại Quốc tế Cộng sản dưới biệt danh Minin, đã tổ chức việc dạy và học tiếng Việt. Tuy nhiên, đến năm 1935, ở Nga chỉ đào tạo được hai nhà Việt Nam học. Nhưng, vào năm 1956, Đại học quốc gia Moscow bắt đầu giảng dạy tiếng Việt và môn Việt Nam học. Trong nhóm thí điểm sinh viên Nga học tiếng Việt có 10 người. Hai năm sau (1958), ba người trong số đó đã trở thành sinh viên Nga đầu tiên nghiên cứu môn tiếng Việt tại Hà Nội.

Trọng tâm chú ý của diễn đàn là tình trạng hiện nay của ngành Việt Nam học và giảng dạy tiếng Việt ở Nga. Trong thập kỷ qua, ở Nga đã xuất hiện hàng chục chuyên khảo về các vấn đề của Việt Nam cổ đại, trung đại và ngày nay, về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Ngày nay, các trường đại học Nga hằng năm đào tạo khoảng 100 chuyên gia về tiếng Việt và ngành Việt Nam học. Con số này gấp 4 lần so với những năm cuối của kỷ nguyên Xô Viết. Khi đó các nhà Việt Nam học được đào tạo chủ yếu ở Moscow, còn bây giờ tiếng Việt được giảng dạy cả ở St. Petersburg và Vladivostok và bắt đầu từ năm 2019 tại Kazan, thủ đô Tatarstan. Chỉ riêng ở Moscow có 7 trường đại học giảng dạy tiếng Việt.

Theo ông Alexei Syunnerberg, những người tham gia diễn đàn nhất trí ghi nhận ở Nga sự quan tâm của những người trẻ đến việc nghiên cứu tiếng Việt đang ngày càng tăng cao. Trước hết, đó là những người đã đến thăm Việt Nam như khách du lịch hoặc những người có cha mẹ đang hoặc đã làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, không có nghi ngờ gì rằng ngành Việt Nam học ở Nga đã đạt nhiều thành công.

Tuy nhiên vẫn còn vài bất cập cần giải quyết.

Theo đó, trong những năm gần đây, cuộc sống ở Nga và ở Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng và cùng với điều đó, ngôn ngữ cũng thay đổi. Trong tiếng Nga và tiếng Việt ngày càng có nhiều từ mới, cách diễn đạt mới. Để tìm hiểu ngôn ngữ hiện đại, cần phải du học, cả ở Nga và Việt Nam.

Số lượng giáo viên người Nga dạy tiếng Việt cũng suy giảm ở mức báo động.  Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học đều đi làm ở lĩnh vực kinh doanh do mang lại lợi nhuận cao hơn. Đây là nguyên nhân tại sao ở Nga đang thiếu trầm trọng sách giáo khoa mới phản ánh tình trạng hiện tại của tiếng Việt.

Những đại biểu dự diễn đàn đã nêu một số gợi ý nhằm cải thiện việc giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam tại Nga. Chẳng hạn, mỗi trường đại học, nơi giảng dạy tiếng Việt, cần phải có ít nhất 1 giáo viên tiếng Việt người bản ngữ. Phía Việt Nam cũng nên tổ chức những lớp thực tập ngôn ngữ ngắn hạn không chỉ cho sinh viên mà còn cho các giáo viên từ Nga, đặc biệt là không chỉ tại các trường đại học ỏ Hà Nội mà cả TPHCM.

Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga hoặc các hiệp hội người Việt tại Nga nên bảo trợ những cuộc thi Olympic về Việt Nam và tiếng Việt dành cho học sinh và sinh viên Nga.

Để mở rộng hiểu biết về Việt Nam, nên mời những người Nga trẻ tham gia các sự kiện văn hóa do cộng đồng người Việt ở Nga tổ chức. Ngoài ra, đại biểu còn đề xuất thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam với một thư viện về Việt Nam trên cơ sở Trung tâm Thương mại Hà Nội-Moscow.

Về phần mình, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cam kết quan tâm thúc đẩy và là địa chỉ tin cậy để các nhà khoa học Nga gửi gắm các ý tưởng nhằm phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh giáo dục và khoa học.

(nguồn: Sputnik)