• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ông giám đốc của người khuyết tật

(Chinhphu.vn) – Người dân xã Việt Lập vẫn thường gọi ông với cái tên trìu mến như vậy, bởi mỗi năm người cựu chiến binh này đã dạy nghề cho hàng chục người khuyết tật và hàng trăm con em nông thôn nhà nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ tạo lập cuộc sống mà không thu tiền học phí.

21/12/2010 09:53

Những người khuyết tật đang học nghề tại Trung tâm dạy nghề Bình Minh - Ảnh Chinhphu.vn

Đó là ông Nguyễn Ngọc Minh, Giám đốc trung tâm dạy nghề Bình Minh, xã Việt Lập (huyện Tân Yên, Bắc Giang).

Năm 1975, chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Minh tạm biệt quê hương lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian huấn luyện, ông được điều về chiến đấu tại Lữ đoàn pháo binh 368.

Sau đợt thực hiện nhiệm vụ năm 1979 tại vùng biên giới phía Bắc, ông về nghỉ hưu với chế độ bệnh binh mất 62% sức khỏe.

Người cựu chiến binh giàu lòng nhân ái

Ngày trở về quê hương, tuy cuộc sống gia đình còn nhiều thiếu thốn nhưng khi chứng kiến những khó khăn, mặc cảm của những đứa trẻ khuyết tật ở địa phương,  ông luôn trăn trở, day dứt.

Ông quyết định mở trung tâm dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật và con em nông thôn nhà nghèo có hoàn hoàn cảnh khó khăn.

Ông đã lặn lội tìm đến các cơ sở cắt may nổi tiếng ở Hà Nội để học nghề. Đến năm  1996, khi có tay nghề vững vàng, ông dồn hết số tiền tích góp được, đầu tư mua gần 25 chiếc máy khâu và xây dựng nhà xưởng để dạy nghề cắt may cho những người khuyết tật và lao động nông thôn.

Thế nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi buồn lại ấp đến. Do cơ chế thị trường khắc nghiệt và nguồn vốn hạn hẹp nên trung tâm dạy nghề của ông chỉ hoạt động được hơn 2 năm đã phải đóng cửa. Toàn bộ số máy khâu ông phải bán thanh lý với giá rẻ như cho.

Trung tâm dạy nghề bị tan rã cuộc sống của ông cũng bị điêu đứng, từng có lúc ông phải phải đi dạy thuê cho các trung tâm dạy nghề trong tỉnh. Thậm chí, ông phải vào tận miền Nam làm nhiều nghề để kiếm sống.

Nhưng thất bại đó không làm ông nản lòng. Năm 2007, ông đã mạnh dạn thế chấp cả sổ đỏ, vay vốn ngân hàng để mở lại Trung tâm dạy nghề Bình Minh. Phương châm hoạt động của trung tâm vẫn là ưu tiên đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nông thôn; đặc biệt là con em gia đình thương binh, liệt sỹ.

“Tôi nghĩ, mình may mắn còn sống được trở về quê hương, nhiều đồng đội đã vĩnh viễn ở lại nơi chiến trường. Bởi vậy mình không được phép đầu hàng, phải làm điều gì đó xứng đáng với những người đã hy sinh”, ông Minh nói.

Những người đến với trung tâm dạy nghề của ông thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhua, có người khiếm thính, có người bị thiểu năng trí tuệ do chất độc màu ra cam, có người bị mất chân, mất tay… nhưng tất cả đều được ông chỉ bảo tận tình từng đường kim mũi chỉ. Có những người khuyết tật mới đến học nghề thấy chán nản, địnhbỏ cuộc. Ông lại nhẹ nhàng động viên, giúp họ có thêm niềm tin tiếp tục học nghề. Ông còn tạo điều kiện giúp đỡ các học viên khuyết tật cả nơi ăn, chốn ngủ.

Để thuận lợi hơn cho việc dạy nghề, ông và một số giáo viên khác ở trung tâm đã lên tận Trường Hoa Sữa ở Hà Nội để học cách giao tiếp với người bị câm, điếc. Đến nay, ông đã có thể giao tiếp thành thạo với những học viên này.

Mới đầu những học viên tìm đến trung tâm học nghề chủ yếu là những người khuyết tật ở trong xã và dần dần những người khuyết tật ở các huyện trong tỉnh tìm đến trung tâm ngày càng đông. Thậm chí, có người khuyết tật ở Lạng Sơn, Bắc Ninh…

Một người có việc, thêm một niềm vui

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Ảnh Chinhphu.vn

Không chỉ dạy nghề cho người khuyết tật, ông còn trực tiếp tìm đến các công ty may trong tỉnh để liên hệ, giúp học viên có được việc làm sau khi học nghề xong. Nhờ vậy mà tất cả những học viên học tại trung tâm, trong đó có những người khuyết tật đã có việc làm ổn định, tự chăm lo được cuộc sống của mình.

Cứ như vậy, hàng năm Trung tâm dạy nghề Bình Minh đã đào tạo nghề cho hàng chục người khuyết tật và hàng trăm lao động nông thôn mà không thu tiền học phí. Riêng năm 2010, trung tâm đã dạy nghề cho gần 30 người khuyết tật và hơn 175 lao động nông thôn, trong đó có 90 học viên thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Ngồi bên cạnh ông Minh, chị Nguyễn Thị Yến, một người khuyết tật, sức khỏe yếu, chân tay bị cong queo tâm sự, ngày trước chị luôn mặc cảm về thân phận nên ít giao tiếp với bên ngoài. Năm 1996, chị đến Trung tâm Bình Minh học nghề. Sau khi học nghề xong, chị đã được nhận vào làm việc tại các công ty may trong tỉnh.

Năm 2007, chị về trung tâm Bình Minh làm giáo viên dạy nghề may cho học viên người khuyết tật. Đến nay, chị đã có thể tự lo cho cuộc sống của mình, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Nhìn những đứa trẻ khuyết tật đang cặm cụi học nghề, ông Minh bộc bạch: “Điều tôi mong muốn nhất hiện nay là nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các tổ chức xã hội để tôi có thể mở rộng trung tâm tạo việc làm ngay tại chỗ cho những người khuyết tật. Thêm một người khuyết tật có việc làm ổn định cuộc sống là tôi có thêm niềm vui”.

Nguyễn Thắng