• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phan Thị Hà Thanh: Nỗ lực để tỏa sáng Asiad

(Chinhphu.vn) - Để trở thành ngôi sao giàu thành tích tại Asiad 17, Phan Thị Hà Thanh đã phải bước qua con đường dài gian khó bằng chính nỗ lực lớn của bản thân.

26/09/2014 14:11
Hết ngày thi đấu thứ 6 của đại hội (25/9), Hà Thanh là VĐV Việt Nam duy nhất sở hữu 2 tấm huy chương cá nhân và đều là những tấm huy chương Asiad đầu tiên của thể dục dụng cụ tại sân chơi Á vận hội.
Tấm HCV kỳ vọng đã không tới, nhưng chẳng ai có thể phủ nhận được thành công của Hà Thanh khi cả 2 tấm HCB cầu thăng bằng và HCĐ nhảy chống nữ đã đi vào lịch sử thể dục dụng cụ nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Hơn thế, cho đến hết ngày thi đấu thứ 6 của đại hội (25/9), Hà Thanh cũng là VĐV Việt Nam duy nhất sở hữu 2 tấm huy chương cá nhân và đều là những tấm huy chương Asiad đầu tiên của thể dục dụng cụ tại sân chơi Á vận hội.

Không là quá sớm để khẳng định, cô gái sinh năm 1991 tại thành phố Cảng Hải Phòng này là 1 trong những gương mặt xuất sắc của thể thao Việt Nam tại Asiad 17. Tuy nhiên, con đường đến với thành công hôm nay của Hà Thanh không hề phủ bằng hoa hồng.

Sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghiệp thể thao, mẹ là bác sĩ, bố là cán bộ khí tượng thủy văn, với những tố chất trời cho, Hà Thanh sớm đển với thể dục dụng cụ và tới năm 2002, tức mới 11 tuổi, cô đã có mặt trong đội tuyển quốc gia và 2 năm sau là tấm huy chương quốc tế đầu tiên (HCĐ) tại SEA Games ở Philippines.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, ngôi sao sáng nhất của thể dục dụng cụ nữ Việt Nam lại là Đỗ Thị Ngân Thương, gương mặt số 1 của khu vực và từng giành suất tham dự Olympic Bắc Kinh 2008.

Âm thầm ở vị trí thứ hai, nhưng như chính các HLV nhận xét, điểm mạnh của Hà Thanh chưa hẳn là tài năng trời phú như Ngân Thương, mà chính là khả năng rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân.

Và khi Ngân Thương với sự cố tại Olympic Bắc Kinh 2008 phải lùi xuống, thì Hà Thanh vững vàng với ngôi số 1 để liên tục làm nên những kỳ tích mới cho thể thao nước nhà.

Năm 2009 là tấm HCĐ châu Á đầu tiên. Năm 2011 đúng ở tuổi 20, Hà Thanh mang về thêm tấm huy chương thế giới (HCĐ) tại giải đấu tổ chức ở Nhật Bản để qua đó cũng trở thành VĐV thể dục đầu tiên của Việt Nam giành suất chính thức dự Olympic London 2012.

Thành công tiếp nối, đến tháng 11/2012, cô gái vàng của thể dục dụng cụ Việt Nam đã chính thức bước lên ngôi số 1 châu Á ở nội dung nhảy chống.

Xâu chuỗi lại tất cả những thành tích đó, kỳ vọng Vàng đặt vào Hà Thanh tại Asiad 17 - sân chơi mà 4 năm trước cô chỉ xếp hạng tư nhảy chống là dễ hiểu. Còn theo xếp hạng của Liên đoàn thể dục thế giới (FIG) thì Hà Thanh hiện đứng thứ 4 thế giới chỉ sau 3 VĐV của châu Âu.

Tất nhiên, thể thao không phải là phép cộng. Trước những đối thủ rất mạnh đến từ CHDCND Triều Tiên, thì tấm HCB và HCĐ tại Asiad thể hiện đúng khả năng cũng như trình độ của nữ tuyển thủ Việt Nam.

Xứng danh là ngôi sao số 1 của thể dục dụng cụ Việt Nam, nhưng Hà Thanh vẫn chưa muốn dừng lại với thành công tại Asiad. Trả lời báo chí, cô gái 23 tuôi, cái tuổi cũng đã cao trong môn thể thao này vẫn khẳng định sẽ tiếp tục sự nghiệp thi đấu trong một thời gian dài nữa và hy vọng sẽ có thể tham dự Olympic 2020.

Hoàng Hà