• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TTVN qua ASIAD 16: Cần sự thay đổi lớn

(Chinhphu.vn) - Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 16 đã khép lại và đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) cũng kết thúc cuộc chinh phục đấu trường châu lục với những thách thức mới đặt ra trong tương lai.

27/11/2010 15:40

Cô gái vàng duy nhất của TTVN Lê Bích Phương- Ảnh Chinhphu.vn/ Hoàng Tuân

Với gần 400 vận động viên tham gia tranh tài ở 30 môn và phân môn, TTVN đến ASIAD 16 với lực lượng đông đảo nhất trong lịch sử tham dự Á vận hội. Và trước giờ khai cuộc, chỉ tiêu giành 4-6 HCV để đứng trong tốp 15 được xem là khá khiêm tốn nếu so với những thế mạnh của chúng ta được dự báo là đủ khả năng tranh chấp ngôi đầu. Thế nhưng, cái đích ấy nhanh chóng trở thành áp lực nặng nề.

Từ áp lực chỉ tiêu...

Lần lượt từng nội dung thế mạnh vào cuộc và cũng lần lượt... thất bại để rồi kế hoạch "chỉ tiêu" nhanh chóng vỡ, thay bằng hy vọng có được dù chỉ là 1 chức vô địch nhằm giải "cơn khát Vàng". Và phải tới ngày thi đấu thứ 13 trong 15 ngày thi đấu chính thức của Đại hội, cơn khát ấy mới được giải một cách đầy bất ngờ với tấm HCV của võ sỹ trẻ Karatedo Lê Bích Phương ở hạng 55kg nữ.

Bảng tổng sắp huy chương

 

Đoàn

HCV

HCB

HCĐ

1. Trung Quốc

199

119

98

 

2. Hàn Quốc

76

65

91

3. Nhật Bản

48

74

94

4. Iran

20

14

25

5. Kazakhstan

18

23

38

6. Ấn Độ

14

17

33

7. Đài Loan -TQ

13

16

38

8. Uzbekistan  

11

22

23

9. Thái Lan      

11

9

32

10. Malaysia

9

18

14

 

 

 

24. Việt Nam

1

17

15

Đó cũng là khoảnh khắc thăng hoa duy nhất khi TTVN dừng lại ở thành tích 1 HCV - 17 HCB - 15 HCĐ, xếp hạng 24 chung cuộc. Một thành tích thấp hơn rất nhiều nếu so với chỉ tiêu Vàng đã đề ra và còn thua cả 2 kỳ ASIAD đã tham dự gần đây nhất.

Áp lực là chuyện có thể hiểu được. Bên cạnh đó, dù thành tích thể thao của chúng ta đã đạt đến tầm khu vực, nhưng châu lục vẫn là sân chơi còn đầy cam go với TTVN, cũng như bước tiến đáng kể của các đoàn thể thao khác đã tạo nên các cuộc đua tranh quyết liệt.

Nhưng áp lực còn được tạo ra ngay từ chính quá trình thi đấu của đoàn TTVN tại Đại hội. Hàng loạt VĐV, đội tuyển được kỳ vọng lớn, nhưng không thể hiện được chính mình vào những thời điểm mang tính quyết định và kết quả thi đấu còn chỉ ra thực tế là TTVN đã không có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ Đại hội lần này.

Đến những điểm sáng đáng ghi nhận

Sẽ là không đúng nếu nhìn vào thành tích chung không đạt chỉ tiêu để phủ nhận sự nỗ lực của các tuyển thủ chúng ta bởi thực tế tại ASIAD 16, TTVN cũng tạo được những dấu ấn riêng đáng ghi nhận.

Điểm sáng đáng chú ý nhất, đó chính là điền kinh - môn thể thao cơ bản nhất trong hệ thống thi đấu của Olympic khi lần đầu tiên giành 3 HCB - 2 HCĐ tại 1 kỳ ASIAD, thành tích nằm ngoài bất kỳ dự báo nào về chuyên môn cho dù đội tuyển điền kinh không thực sự được tập trung đầu tư cho lần này.

Trương Thanh Hằng 2 lần vượt qua kỷ lục quốc gia của chính mình để giành 2 HCB 800m và 1.500m nữ; Vũ Thị Hương đã vượt khỏi tầm Đông Nam Á để có 1 HCB 200m và 1 HCĐ 100m nữ và ngay cả tấm HCĐ của Vũ Văn Huyện của cũng mang đến sự ngạc nhiên thú vị khi 10 môn phối hợp nam là nội dung khó khăn nhất trong môn điền kinh. Chẳng hề là quá lời khi nói rằng, ASIAD 16 với TTVN mang đậm dấu ấn của môn thể thao nữ hoàng.

Và dĩ nhiên phải kể đến tấm HCV duy nhất của võ sỹ mới 19 tuổi Lê Bích Phương giúp TTVN giải "cơn khát Vàng" và giải toả áp lực đè nặng. Không được kỳ vọng, nhưng cô gái quê Gia Lâm (Hà Nội) với lối đánh tưng bừng đã làm nên kỳ tích khi vượt qua đối thủ là VĐTG người Nhật Bản.

Dấu ấn còn đến với 2 tấm HCB Rowing - môn thể thao cơ bản khác, hay thành tích tốt nhất của đội tuyển Wushu với 4 HCB - 4 HCĐ cùng những tấm HCB ASIAD đầu tiên của bộ môn vật nữ, cờ Tướng...

Cần phải thay đổi

Ngay sau khi những cuộc tranh tài tại ASIAD 16 kết thúc, Trưởng đoàn TTVN, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Lê Quý Phượng qua báo giới đã gửi lời xin lỗi toàn thể người hâm mộ vì đã không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra và khẳng định, ngay sau ASIAD 16, thể thao nước nhà cần phải có sự thay đổi lớn.

Bằng chiến thuật "đi tắt, đón đầu", sau hơn 2 thập kỷ trở lại hội nhập với các đấu trường quốc tế, TTVN đã vươn lên đứng hàng đầu khu vực.

Thế nhưng, ngoài chuyện còn khoảng cách quá xa ở tầm châu lục, ngay tại ASIAD 16 vừa qua, trên thực tế TTVN chỉ đứng thứ 6 trong số các quốc gia Đông Nam Á cùng tham dự. Điều đó đã chỉ ra độ vênh giữa số lượng và chất lượng của thể thao nước nhà cho dù bước tiến là chẳng phủ nhận, nhưng chưa đáp ứng được như kỳ vọng.

Đã tới lúc cần phải thay đổi và phải thay đổi với cách làm căn cơ, khoa học, hiệu quả hơn nữa. TTVN cần phải tập trung đầu tư vào những môn thể thao cơ bản để có thể hướng tới những đấu trường lớn hơn và cũng cần rà soát lại toàn bộ công tác đầu tư, đào tạo, huấn luyện theo hướng chuyên nghiệp hơn, bền vững hơn thay vì chuyện cuốn theo thành tích cùng các giá trị ảo. Thay đổi từ cách nghĩ, cách làm với tinh thần trách nhiệm cần phải được nâng cao hơn nữa trong chính chuyên ngành của mình - Chỉ như thế TTVN mới có thể vượt lên được từ thất bại hôm nay.

Thành tích của đoàn TTVN tại ASIAD 16:

* 1 HCV: Karatedo (Lê Bích Phương - hạng 55kg nữ).

* 17 HCB: 4 Wushu (Thanh Tùng - Toàn năng Thái cực nam; Nguyễn Thị Bích - tán thủ nữ, Phan Văn Hậu, Nguyễn Văn Tuấn - Tán thủ nam); 3 Điền kinh (Trương Thanh Hằng 1500m và 800m; Vũ Thị Hương 200 m); 2 Đua thuyền rowing (thuyền đôi và thuyền 4 người); 2 Bắn súng (Hà Minh Thành - súng ngắn bắn nhanh nam; đồng đội súng trường hơi di động nữ); 1 Cầu mây (đội tuyển nữ); 1 Cờ Vua (Lê Quang Liêm - cá nhân nam cờ nhanh); 1 Karate (Vũ Thị Nguyệt ánh - hạng 50kg nữ); 1 Taekwondo (Nguyễn Hoài Thu - hạng 53kg nữ); 1 Vật tự do (Nguyễn Thị Lụa - hạng 48kg nữ); 1 Cờ Tướng (Nguyễn Thành Bảo - cá nhân nam).

* 15 HCĐ: 4 Wushu (Phạm Quốc Khánh - Nam quyền/Nam côn nam; Nguyễn Mạnh Quyền - Đao thuật/Côn thuật nam; Nguyễn Minh Thông, Vương Đình Khanh - Tán thủ nam); 3 Taekwondo (Vũ Thị Hậu - hạng 49kg nữ; Dương Thành Tâm - hạng dưới 74kg nam; Nguyễn Trọng Cường - hạng 87kg nam); 2 Điền kinh (Vũ Văn Huyện - 10 môn phối hợp nam; Vũ Thị Hương - 100m nữ); 2 Billiard carom ba băng (Dương Anh Vũ, Lý Thế Vinh); 1 Cờ Vua (đồng đội nữ); 1 Bắn súng (đồng đội nam súng ngắn bắn nhanh); 1 Cầu mây (đồng đội nữ), 1 Karatedo (Trần Minh Đức - hạng 50kg nam).

Hoàng Hà