• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TTVN tại Asiad 17: Chưa trọn niềm vui

(Chinhphu.vn) - Nỗ lực của từng tuyển thủ và thành công ở nhiều môn đấu là không thể phủ nhận. Nhưng niềm vui chưa trọn với TTVN khi chỉ tiêu Vàng tại Asiad 17 đã không thành.

05/10/2014 09:44
Dương Thúy Vi và tấm HCV duy nhất của TTVN tại Asiad 17

298 thành viên, trong đó có 199 VĐV tranh tài ở 21 môn, lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ tham dự các đấu trường quốc tế lớn, Đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) được rút gọn đáng kể về thành phần với mục tiêu duy nhất: Tranh chấp huy chương.

Và nếu xét trên mục tiêu đó, thì thành tích giành 1 HCV, 10 HCB và 25 HCĐ, xếp vị trí thứ 21 trong bảng tổng sắp huy chương không hẳn đã là thành tích kém cỏi của TTVN trong lần tham dự Á vận hội này.

Trên thực tế, ngoài 3 đội tuyển tham dự với hình thức xã hội hóa là golf, bowling và soft tennis, thì cũng chỉ có vật, judo, bắn cung và cầu lông là không giành được thành tích cao. Còn lại, có 13 môn đoạt huy chương, trong đó 8 môn có HCV, HCB và 5 môn đoạt được HCĐ.

Bên cạnh đó, dù không chiếm được những thứ hạng đầu, thì thành tích lần đầu vào đến bán kết của đội tuyển bóng đá nữ và đội tuyển Olympic nam vào tới vòng 16 cũng được xem là những thành công lớn.

Gây được ấn tượng trong số 30 tấm huy chương của TTVN tại Asiad 17 chính là việc 6 môn thuộc hệ thống thi đấu Olympic lần đầu đoạt được huy chương Á vận hội là: Thể dục dụng cụ (1 HCB - 3 HCĐ), cử tạ (1 HCB), xe đạp (1 HCB), boxing nữ (2 HCĐ), bơi (2 HCĐ), đấu kiếm (2 HCĐ).

Với nhiều gương mặt tài năng còn khá trẻ như: Ánh Viên (bơi), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)... việc các môn cơ bản này tiệm cận với mặt bằng chuyên môn của châu lục, theo các chuyên gia là nền tảng tốt cho sự phát triển của TTVN trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc Wushu lần đầu tiên có "Vàng Asiad", hay các bất ngờ thú vị với Quách Thị Lan, Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh), Nguyễn Hoàng Phương (bắn súng)... cũng chính là điểm sáng của TTVN tại kỳ Đại hội này.

Rõ ràng, nhìn vào kết quả trên và nhìn cả vào thực tế thi đấu, chỉ tiêu phấn đấu giành từ 2-3 HCV không hề là quá sức, nếu may mắn hơn, hoặc không phải chịu những ảnh hưởng khách quan, thì TTVN đã có thể hoàn thành nhiệm vụ...

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận, còn có cả những nguyên nhân chủ quan khiến TTVN không thể hoàn thành được chỉ tiêu Vàng đề ra. Một số tuyển thủ và cả một số môn vốn được xem là thế mạnh đã không đáp ứng được kỳ vọng.

Asiad quy tụ những gương mặt hàng đầu của thể thao châu lục, vì thế, việc một số VĐV Việt Nam dù giành được thành tích cao ở các giải thế giới, nhưng không thành công là điều có thể hiểu về chuyên môn.

Nhưng rõ ràng, việc đánh mất phong độ, như trường hợp của xạ thủ lão luyện Hoàng Xuân Vinh, người từng giành HCV, phá kỷ lục thế giới, thì không thể đổ lỗi cho ngoại cảnh, hay đối thủ, mà hiển nhiên là thất bại.

Rồi với các đội tuyển như taekwondo, karatedo, vật không đạt thành tích như kỳ vọng, nguyên nhân chính là sự thiếu hụt đáng kể về lực lượng.

Và nếu nhìn vào Asiad 17, cũng dễ thấy, TTVN còn quá ít những gương mặt tài năng để tạo diện cạnh tranh rộng.

Mỗi nền thể thao có một đặc thù riêng và hướng đi riêng, nhưng nếu so thành tích với chính các quốc gia Đông Nam Á tại Đại hội (Việt Nam đứng 6 sau Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Myanmar), thì hướng đầu tư tiếp theo đang trở thành bài toán với TTVN.

Vẫn là cách đầu tư kiểu dàn hàng ngang, dựa nhiều vào nguồn ngân sách vốn hạn hẹp; hay huy động thêm các nguồn lực xã hội, tìm kiếm các mũi nhọn vươn ra tầm châu lục, thế giới thông qua công tác đào tạo huấn luyện?

Chỉ có chính những nhà quản lý thể thao mới trả lời được câu hỏi đó, để trong tương lai TTVN mới thực sự trọn niềm vui.

Hoàng Hà