• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy thực thi quyền tác giả âm nhạc trong đời sống xã hội

(Chinhphu.vn) - Đời sống âm nhạc phát triển là điều kiện tất yếu để bản quyền tác giả phát triển và tiền thu từ sử dụng tác phẩm vì thế cũng thu được nhiều hơn. Vì vậy, những người làm công tác bảo vệ quyền tác giả hy vọng năm 2011, vấn đề này được thực thi nghiêm túc hơn nữa ở nước ta.

14/02/2011 07:55

Thời gian vừa qua, các hoạt động âm nhạc diễn ra khá sôi động; nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc được tổ chức như Việt Nam Idol , Sao mai điểm hẹn; nhiều dịch vụ âm nhạc phát triển mạnh (mạng 3G, nhạc chuông, nhạc chờ trên điện thoại) ...

Có thể nói đời sống âm nhạc phát triển là điều kiện tất yếu để bản quyền tác giả phát triển và tiền sử dụng tác phẩm vì thế cũng thu được nhiều hơn.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, mặc dù Trung tâm mới được thành lập 8 năm nhưng đây là quyết tâm của Nhà nước trong lĩnh vực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và quyền tác giả.

Quyết tâm mạnh mẽ này được thể hiện bằng những văn bản luật pháp ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, tương thích với quy định của cộng đồng quốc tế. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Chỉ thị 36/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2008 nhằm tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả; Nghị  định 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2009 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.

Đây thực sự là công cụ pháp lý quan trọng để bản quyền tác giả âm nhạc được thực thi một cách nghiêm minh.

Tính đến nay, số lượng các tác giả, chủ sở hữu đã tin tưởng ủy quyền cho Trung tâm thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc là 1.730 người.  Mức thu tiền sử dụng âm nhạc trong năm 2010 của Trung tâm là 32,561 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước. Kế hoạch năm 2011 thu 42 tỷ đồng (trong đó thu tiền sử dụng từ các tổ chức quốc tế là 400 triệu đồng).

Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết thêm, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thường xuyên tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của 39 tổ chức thế giới như: Hiệp hội các nhà soạn nhạc và lời thế giới (CISAC), Hiệp hội Phát triển bản quyền Nauy (NORCODE), Tổ chức Bản quyền Singapore (COMPASS), Tổ chức Bản quyền Hoa Kỳ (ASCAP, BMI), Tổ chức Bản quyền Nhật Bản (JASAC)....

Trung tâm tin tưởng rằng, năm 2011 sẽ là một năm mà công tác bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tại Việt Nam được thực thi nghiêm túc và rộng khắp hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó cũng là quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ quyền tác giả nói riêng và giá trị sáng tạo trí tuệ nói chung.

Anh Thư