• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo đảm ATGT đường bộ bị ngập nước do hiện tượng triều cường

(Chinhphu.vn) - Ngày 12/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Công điện số 40/CĐ-BGTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ bị ngập nước do hiện tượng triều cường.

12/10/2018 17:07

Ảnh minh họa

Công điện nêu rõ: Trong những ngày qua, do tác động của hiện tượng triều cường dẫn đến một số đoạn tuyến trên quốc lộ (như: QL1, QL91, QL54, QL53…) và đường địa phương các tỉnh Nam Bộ bị ngập nước, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân và có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông. 

Để bảo đảm an toàn giao thông trên các đoạn tuyến đường bị ngập nước, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo phạm vi quản lý khẩn trương tổ chức rà soát toàn bộ các đoạn tuyến đường bộ bị ngập nước để bổ sung cột thủy trí, biển báo đoạn đường ngập nước do triều cường, nhằm chủ động cảnh báo cho người tham gia giao thông.

Chủ động bố trí người và phương tiện tại các đoạn tuyến bị ngập nước để tổ chức giao thông và hỗ trợ khi cần thiết. Trường hợp nước ngập sâu, không an toàn cho người và phương tiện đi qua thì thực hiện cấm đường tạm thời, đồng thời có phương án tổ chức, điều phối giao thông cho phù hợp với mạng lưới đường bộ trên địa bàn; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể của chính quyền cấp cơ sở tại địa phương thực hiện tuyên truyền cho người dân về các đoạn tuyến đường bộ thường xuyên bị ngập nước, giờ bị ngập nước, chiều sâu mực nước nguy hiểm... để người dân chủ động sắp xếp thời gian tham gia giao thông, hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông.

Ngay sau khi kết thúc đợt triều cường, triển khai khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, nhằm sửa chữa kịp thời các hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông, khôi phục nhanh nhất hoạt động giao thông thông suốt và an toàn, ưu tiên kinh phí xử lý ngay một số vị trí bị ngập, kết cấu hạ tầng giao thông bị hư hỏng nặng để bảo đảm giao thông.

Về lâu dài, giao tư vấn khảo sát, nghiên cứu đề xuất phương án xử lý các đoạn tuyến bị ngập do tác động của triều cường, nhằm bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn.

Tuệ Văn