• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đập, hồ chứa thủy lợi phải lập quy trình bảo trì

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT về việc quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

14/05/2019 17:21
Ảnh minh họa

Theo đó, công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa; đập, hồ chứa thủy lợi phải lập quy trình bảo trì. Khuyến khích lập quy trình bảo trì đối với công trình thủy lợi nhỏ.

Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể áp dụng quy trình bảo trì của công trình thủy lợi tương tự phù hợp mà không cần lập quy trình bảo trì riêng sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ sở hữu.

Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể lập quy trình bảo trì cho toàn bộ hoặc cho từng công trình riêng lẻ thuộc phạm vi quản lý.

Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, lớn, vừa và đập, hồ chứa thủy lợi bao gồm: Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình; hạng mục công trình và máy móc, thiết bị; quy định đối tượng, phương pháp và tần suất thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị; quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình và máy móc, thiết bị phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình; quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình; chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; quy định thời gian sử dụng công trình và máy móc, thiết bị; quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan; xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ; quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với nội dung có yêu cầu thực hiện quan trắc; chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình, máy móc, thiết bị và quy định điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì.

Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợi nhỏ bao gồm: Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình và máy móc, thiết bị; quy định đối tượng, phương pháp và chu kỳ phải thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị; quy định nội dung, cách thức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng công trình và máy móc, thiết bị; quy định thời điểm, hướng dẫn thay thế định kỳ máy móc, thiết bị; quy định điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì.

Thông tư nêu rõ, việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo nguyên tắc sau: Đảm bảo an toàn công trình và duy trì sự làm việc bình thường của công trình và máy móc, thiết bị; không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế, mục đích sử dụng của công trình; giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công trình thủy lợi; công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về thủy lợi, bao gồm cả giai đoạn trước khi bàn giao công trình.

Tuệ Văn