• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”

(Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

12/04/2018 17:48
 Ảnh minh họa - Internet

Để triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Sau khi ban hành đã phát huy hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước; thúc đẩy, vận động quần chúng nhân dân tham gia tích cực xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn việc bình xét, công nhận các danh hiệu cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đồng thời một số nội dung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng không phù hợp với quy định của Luật Thi đua Khen thưởng (sửa đổi năm 2013) và thực tiễn trong quá trình thực thi pháp luật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xét, công nhận các danh hiệu văn hóa được thống nhất; đồng thời khắc phục những hạn chế, góp phần xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát huy được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân; góp phần xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Theo dự thảo, việc xét công nhận danh hiệu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện; chỉ tổ chức bình xét khi có Bản đăng ký danh hiệu thi đua hàng năm, đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác, công khai, dân chủ, đúng quy trình, thủ tục và thẩm quyền.

Thời hạn công nhận: Đối với danh hiệu “Gia đình văn hóa” được xét, công nhận hàng năm; Giấy khen, danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cấp cho gia đình được công nhận Gia đình văn hóa 03 năm liên tục.

Đối với danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được xét, công nhận hàng năm. Bằng chứng nhận, danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được cấp cho các khu dân cư được công nhận 05 năm liên tục.

Tiêu chuẩn chấm điểm xét công nhận danh hiệu

Dự thảo Nghị định quy định cụ thể các tiêu chuẩn chấm điểm xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” như sau: 1- Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương. 2- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. 3- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Các trường hợp không bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”, gồm 13 tiêu chí quy định rõ về việc các gia đình có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và để xảy ra cháy nổ trong hoạt động sản xuất kinh doanh… sẽ không thuộc diện được bình xét công nhận danh hiệu văn hóa.

Dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể các tiêu chuẩn chấm điểm xét công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” như sau: 1- Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; 2- Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú; 3- Xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp; 4- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 5- Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Các trường hợp không bình xét danh hiệu: “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, gồm 9 tiêu chí quy định về không thực hiện bình xét đối với khu dân cư có trường hợp vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết, sử dụng văn hóa phẩm độc hại và bạo lực gia đình.

Tại dự thảo Nghị định cũng quy định về việc xử lý vi phạm trong việc xét công nhận các danh hiệu văn hóa. Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý nhà nước đối với việc xét, công nhận các danh hiệu văn hóa và chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng thang điểm bình xét (bảng chấm điểm) cho các danh hiệu phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; bố trí nguồn lực để thực hiện; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thực hiện xét, công nhận danh hiệu.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Vong Xuyên