• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng: Thận trọng nghiên cứu, tham khảo ý kiến nhân dân

(Chinhphu.vn) – Liên quan đến tuyến đường sắt đi qua 8 tỉnh, thành phố từ Lào Cai đến Hải Phòng dài 388 km, tổng vốn đầu tư dự kiến 100.000 tỷ đồng, Bộ GTVT cho biết, với quy mô đầu tư như trên, dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư và tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, chuyên gia, các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

25/11/2019 18:07

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có vị trí quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt ở phía bắc sông Hồng. Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, trong thông cáo báo chí phát hành chiều 25/11, Bộ GTVT cho biết, phương án Quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn (1.435 mm) Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có vị trí quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt ở phía bắc sông Hồng.

“Đây là tuyến đường sắt chạy theo hành lang Đông-Tây nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng và cảng biển Hải Phòng - một trong những trung tâm hàng hải lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, tại Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng phát triển tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, Bộ GTVT nêu rõ.

Căn cứ chiến lược chung và quy hoạch phát triển được duyệt từ năm 2002, tuyến đường sắt này đã được đưa vào danh mục nghiên cứu làm cơ sở dành quỹ đất, huy động nguồn vốn đầu tư để có thể triển khai xây dựng, đưa vào khai thác nhằm nâng cao chất lượng vận tải trên hành lang Đông-Tây, góp phần quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, khai thác có hiệu quả, phát huy thế mạnh của cảng biển khu vực Hải Phòng.

Vừa qua, Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương để xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga trên tuyến làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai. Sau khi tư vấn hoàn thành nghiên cứu quy hoạch, Bộ GTVT sẽ triển khai các thủ tục để tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định. Kết quả nghiên cứu sẽ được Cục Đường sắt Việt Nam tiếp thu trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường sắt và quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực đường sắt trong giai đoạn đến 2030, định hướng đến 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ GTVT khẳng định: “Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật”.

Với quy mô đầu tư, dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư vì vậy khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, việc triển khai sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, chuyên gia, các bộ, ngành, địa phương có liên quan nhất là quy mô, phương án phân kỳ và khả năng huy động vốn trước khi trình cấp có thẩm quyền xem thẩm định, phê duyệt.

Tuyến đường sắt được quy hoạch đi qua 8 tỉnh, thành tphố ừ Lào Cai đến Hải Phòng dài 388 km, tổng vốn đầu tư dự kiến 100.000 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với chiều dài hơn 130 km, 25 hầm dài 25 km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự báo năng lực vận tải là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày.

Hiện nay tuyến đường sắt từ Lào Cai đến Hải Phòng có tiêu chuẩn và năng lực thấp, vận tốc trung bình là 50 km mỗi giờ; tốc độ cao nhất 80 km mỗi giờ.

Theo quy hoạch giao thông vận tải đường sắt, đến 2020, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đến 2030 sẽ xây dựng các tuyến đường sắt khổ 1,435 m, điện khí hóa tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài 380 km, Hà Nội - Đồng Đăng dài 156 km.

Phan Trang