• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khởi động chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em lần thứ hai

(Chinhphu.vn) - Các cam kết cụ thể thực hiện Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước sau đại dịch COVID-19.

01/12/2021 15:56

Trẻ em bày tỏ mong muốn xóa bỏ lao động trẻ em trái pháp luật qua tranh vẽ
Ngày 1/12, Bộ LĐTB&XH phối hợp với các bộ, ngành, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tổ chức hội thảo triển khai Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Hội thảo toàn quốc được diễn ra với hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Lao động trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo ước tính của ILO, năm 2020 có 160 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em và 79 triệu em đang làm những công việc nguy hiểm. Đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cảnh báo số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên thêm 8,9 triệu (168,9 triệu) vào năm 2022.

Ở Việt Nam, kết quả khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2018 cho thấy, lao động trẻ em từ 5-17 tuổi là 1.031.944 em, chiếm 5,4% tổng dân số trẻ em từ 5-17 tuổi, thấp hơn so với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu năm 2016 tương ứng là 9,6% và 10,6%.

Công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.

Qua 5 năm thực hiện, Chương trình đã được bộ, ngành, địa phương và các tổ chức quốc tế quan tâm phối hợp, hỗ trợ và thu được kết quả đáng ghi nhận: Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến lao đông trẻ em ngày càng hoàn thiện. Công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các bộ ngành, đoàn thể. Huy động được sự tham gia của  của các tổ chức liên quan, doanh nghiệp và toàn xã hội. Bên cạnh đó, triển khai quy trình hỗ trợ can thiệp lao động trẻ em trên toàn quốc; năng lực triển khai công tác phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em của các cấp, ngành được nâng cao; công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về lao động trẻ em được quan tâm thực hiện. Việt Nam cũng đã tăng cường hội nhập quốc tế trong công tác phòng ngừa lao động trẻ em và trở thành một trong 15 quốc gia tiên phong tham gia Liên minh toàn cầu 8.7 (Liên minh toàn cầu nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức, nô lệ thời hiện đại, buôn bán người và lao động trẻ em).

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021. Chương trình được xây dựng dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020, Chương trình do Bộ LĐTB&XH chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO và UNICEF.

Với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, Chương trình có 3 mục tiêu cốt lõi: Ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp lao động trẻ em trái pháp luật và hỗ trợ và can thiệp cho trẻ em tham gia lao động trái pháp luật và trẻ em có nguy cơ; nâng cao nhận thức về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; nâng cao năng lực về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Những nỗ lực này là minh chứng cho các cam kết của Việt Nam với tư cách là quốc gia tiên phong của Liên minh toàn cầu 8.7. Trong bối cảnh hiện nay, những hành động khẩn cấp cần được triển khai nhằm hạn chế các nguy cơ gia tăng số lao động trẻ em do hậu quả của đại dịch COVID-19.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà đề nghị các bộ ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức chủ động triển xây dựng các kế hoạch, các giải pháp phù hợp với thực tiễn để làm tốt hơn công tác phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em theo trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Bà Bharati Pflug, chuyên gia cao cấp của ILO nhấn mạnh những tác động có hại của lao động trẻ em và lưu ý rằng: “Lao động trẻ em không chỉ gây rủi ro về uy tín cho Việt Nam với tư cách là một đối tác thương mại quốc tế và làm suy yếu năng lực của lực lượng lao động tương lai của đất nước, mà còn làm xói mòn quyền của trẻ em và gia tăng tình trạng nghèo đói theo chu kỳ. Buổi ra mắt hôm nay thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai”.

“Việt Nam đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bao gồm xóa bỏ lao động trẻ em, theo yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việc thực hiện chương trình quốc gia phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em sẽ đảm bảo rằng cam kết này được áp dụng trên thực tế, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước sau đại dịch COVID-19”, bà Bharati Pflug cho biết thêm.

Thu Cúc