• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng, chống dịch ngay sau khi có chỉ đạo, không chờ văn bản, không hành chính hóa

(Chinhphu.vn) - TP. Đà Nẵng quyết định phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn/lẻ nhằm giãn cách số người vào chợ. Trong khi đó tỉnh Thừa Thiên Huế lập thêm 5 chốt kiểm soát phòng dịch, dừng nhiều hoạt động dịch vụ để ứng phó với nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trên địa bàn tỉnh.

08/05/2021 11:19

Khu vực phong tỏa liên quan đến chùm ca mắc COVID-19 tại quán bar New Phương Đông, Đà Nẵng. Ảnh: Thế Phong
Đà Nẵng phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn lẻ

Tính đến ngày 8/5, TP.  Đà Nẵng ghi nhận 10 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, hầu hết đều liên quan đến quán bar New Phương Đông. Để hạn chế lây lan dịch bệnh, từ ngày 9/5, các địa phương trên địa bàn thành phố sẽ triển khai thẻ vào chợ theo ngày chẵn/lẻ để giãn cách người vào chợ, phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tại cuộc họp ngày 7/5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị các đơn vị, quận huyện chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ngay sau khi có chỉ đạo, không chờ văn bản, không hành chính hóa công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, các địa phương cần chủ động trong khoanh vùng, truy vết, có quyết định phong tỏa ngay khi phát hiện ca nghi nhiễm. Chủ động lập các địa điểm cách ly. Tổ chức lực lượng tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đồng ý với đề xuất phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn lẻ để giãn cách người vào chợ, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đề nghị Sở Công Thương siết chặt quy định, đưa ra yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối trong phòng chống dịch. Bí thư, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát, tăng cường vai trò của người đứng đầu, nhất là ở cấp cơ sở trong công tác phòng, chống dịch.

Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh yêu cầu ngành y tế tăng tốc hơn nữa trong truy vết và xét nghiệm, khi có nguy cơ thì chủ động khoanh vùng ngay.

Các cơ sở y tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Thế Phong

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, hiện nay trên địa bàn không có trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng, nhưng tình hình dịch tại một số tỉnh, thành diễn biến phức tạp, khó lường do vậy tất cả các địa phương, đơn vị phải luôn sẵn sàng ở mức độ cao nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng dịch, có phương án cụ thể khi trên địa bàn xuất hiện trường hợp F0, rà soát được tất cả công dân đến địa phương, yêu cầu khai báo y tế, tạm trú để cập nhật lên hệ thống, giám sát hiệu quả.

Thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tùy theo diễn biến, tình hình dịch. Tỉnh cũng chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải tiên phong, gương mẫu đi đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thống nhất thành lập 5 chốt kiểm soát y tế liên ngành tại thị xã Hương Trà, cảng hàng không quốc tế Phú Bài, ga Huế, thị xã Hương Thủy, đường cao tốc La Sơn-Túy Loan đi qua huyện Nam Đông để kiểm soát công dân từ các tỉnh/thành khác vào Thừa Thiên Huế. Tạm dừng hoạt động các nhà hàng, quán ăn trên tuyến Quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh để đảm bảo phòng dịch từ 12h ngày 7/5.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chỉ đạo từ ngày 7/5 hạn chế các sự kiện đông người, trường hợp cần thiết phải tổ chức phải bảo đảm số lượng không quá 50 người và thực hiện biện pháp an toàn phòng dịch; bổ sung tạm dừng hoạt động kinh doanh một số dịch vụ như rạp chiếu phim, pub beer, câu lạc bộ thể dục-thể thao trong nhà, khu vui chơi trẻ em.

Thực hiện giãn cách, giảm tối thiểu 50% công suất phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán cafe...).

Cũng tại Thừa Thiên Huế, để tăng cường kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong cơ cở khám, chữa bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế đang khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19, kích hoạt tối đa các biện pháp phòng, chống dịch.

 Bệnh viện vẫn tạo điều kiện điều trị cho bệnh nhân. Đối với bệnh nhân điều trị mãn tính tổ chức kê đơn, cấp phát thuốc tối đa không quá 3 tháng. Hướng dẫn tái khám phù hợp với tình hình dịch bệnh đảm bảo thuận lợi cho người bệnh BHYT và an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Bệnh viện cũng đã gửi công văn đến các cở sở khám chữa bệnh khác đề nghị hạn chế tối đa việc chuyển tuyến, chỉ chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Trung ương Huế khi diễn biến vượt quá năng lực chuyên môn, kỹ thuật.

Thế Phong