• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thi tìm hiểu trực tuyến về phòng tránh tai nạn bom mìn

(Chinhphu.vn) - Cuộc thi nhằm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến đông đảo các tầng lớpnhân dân trong cả nước; nâng cao nhận thức về phòng tránh tai nạn bom mìn hướng tới một Việt Nam không còn chịu ảnh hưởng bởi bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.

04/04/2020 12:23

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bom mìn (4/4), thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không tổ chức các hoạt động tập trung đông người để phòng, chống lây nhiễm dịch COVID-19, Văn phòng Bộ LĐTB&XH phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ701), Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam”.

Cuộc thi dành cho công dân Việt Nam (trừ cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng 701, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam, các tổ chức trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh tại Việt Nam).

Thí sinh thực hiện bài thi trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Trung tâm Hành động bom mìnquốc gia Việt Nam tại địa chỉ http://vnmac.gov.vn.

Mỗi thí sinh có thể dự thi nhiều lần, tuy nhiên chỉ được công nhận một (1) kết quả đúng nhất trong số các lần dự thi.

Thời gian dự thi: Từ ngày 4/4/2020 đến hết ngày 4/5/2020.

Thời gian trao giải: Từ ngày 15-31/5/2020.

Bộ LĐTB&XH cho biết về các kết quả hỗ trợ nạn nhân bom mìn, đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn toàn quốc đã tiến hành xác định, phân loại, xếp hạng và cấp thẻ cho người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và khuyết tật nhẹ (trong đó có nạn nhân bom mìn, nạn nhân chất độc hóa học). Năm 2019 đã có gần 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Bộ LĐTB&XH.

Về trợ cấp hằng tháng, cả nước có trên 1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trên 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và nhiều trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Về chăm sóc y tế và phục hồi chức năng (bao gồm nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học), cả nước có 50 tỉnh, thành phố triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ các huyện, các xã. Năm 2019, đã hỗ trợ cấp dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 6.447 người khuyết tật, sàng lọc cho 8.000 trẻ dưới 6 tuổi và cho 25.000 người nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.

Về giáo dục, cả nước hiện có trên 1,6 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có trên trên 90.000 trẻ khuyết tật nặng bao gồm nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học có khả năng học tập được đi học hòa nhập ở các trường mầm non và phổ thông, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 18 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 2 trường đại học sư phạm và 3 trường cao đẳng sư phạm thành lập khoa giáo dục đặc biệt và mở các mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

Trong năm 2019, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu và hệ thống chữ nổi Braille cho người khuyết tật; tài liệu hướng dẫn giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cấp mầm non; tài liệu hướng dẫn đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học; tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ công cụ ASQ-3 trong các cơ sở giáo dục mầm non; tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật…

Về giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm, theo báo cáo chưa đầy đủ của bộ, ngành và địa phương, trong năm 2019, khoảng 20.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo tại các cơ sở giáo dục nhà nước; hỗ trợ cho 2.277 người khuyết tật vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm khoảng 7.000 người khuyết tật.

Thu Cúc