• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Cánh đồng mẫu lớn” cho lợi nhuận cao hơn

(Chinhphu.vn) – Qua đánh giá hiệu quả kinh tế trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số địa phương cho thấy lợi nhuận thu được từ mô hình này cao hơn so với sản xuất thông thường từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha.

20/08/2012 16:18

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ảnh Chinhphu.vn

Đó là đánh giá của ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiệu quả kinh tế trong mô hình cánh đồng mẫu lớn.

PV: Từ đầu năm 2012, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã được thí điểm tại các tỉnh nào ở phía Bắc, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Ngọc: Cánh đồng mẫu lớn đã được thí điểm trong vụ Đông Xuân 2011-2012 tại 4 tỉnh, thành phố phía Bắc là Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội.

Tại Thanh Hóa, tổng diện tích triển khai khoảng 300 ha tập trung tại huyện Yên Định. Ở Thái Bình tổng diện tích triển khai khoảng 100 ha tại xã Song An và xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư.

Tỉnh Nam Định cũng đã triển khai 12 mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại 11 xã ở 7 huyện với diện tích đạt 565 ha.

Hà Nội là địa phương có diện tích triển khai cánh đồng mẫu lớn nhiều nhất với 3.500 ha sản xuất và tiêu thụ rau toàn, lúa hàng hóa chất lượng cao và một số cây ăn quả, hoa cây cảnh giá trị kinh tế cao.

Kết quả vụ Đông xuân này cho thấy các mô hình đều đạt kết quả tốt, bước đầu nông dân phấn khởi tin tưởng. Điển hình như mô hình cánh đồng Xuân Kiên - Nam Định với 290 ha lúa giờ đây chỉ còn 98 thửa ruộng, có đường giao thông thuận tiện cho máy móc hoạt động...

Vụ Lúa Hè thu- Mùa 2012, theo kế hoạch của 10 tỉnh phía Bắc triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích xây dựng mô hình khoảng 12.280 ha. Cụ thể, Nam Định 4.000 ha; Hà Nội 3.600 ha; Thanh Hóa 700 ha; Thái Bình 400 ha; Hải Dương 600 ha; Bắc Giang 50 ha; Hải Phòng 90 ha; Hà Tĩnh 400 ha, Nghệ An trên 1.440 ha, Ninh Bình 700 ha.

Vụ Đông 2012, một số địa phương phía Bắc đã xây dựng kế hoạch triển khai cánh đồng mẫu lớn như Bắc Giang với khoảng 50 ha mô hình sản xuất khoai tây, Nam Định khoảng 1.040 ha cây rau màu các loại; Hải Dương với vùng Cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, vùng hành tỏi ở Kinh Môn, Nam Sách, vùng rau cải bắp, su hào ở Gia Lộc, Kim Thành...

Có thể nói rằng, mặc dù triển khai muộn hơn các tỉnh Nam Bộ, nhưng nhiều tỉnh thành phố phía Bắc đã nhanh chóng hưởng ứng phong trào; các tỉnh khẩn trương xây dựng đề án, kế hoạch, chỉ đạo quyết liệt, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân.

PV:Vậy còn kết quả tại Nam Bộ, nơi được xem là "tiên phong" triển khai phong trào “cánh đồng mẫu lớn” thì sao, thưa ông?

Lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha - Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Trí Ngọc: Tại Nam Bộ, diện tích mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” vụ Đông Xuân 2011-2012 là 19.724 ha/18.880 ha, đạt 104,47% so kế hoạch. Có 12/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh tổ chức thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

Vụ Hè Thu 2012, theo thống kê chưa đầy đủ tổng diện tích các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đạt gần 26.000 ha, tăng khoảng 16.000 ha so với vụ Hè Thu năm 2010. Ngoài ra, đã có một số mô hình triển khai trên các cây trồng khác như mía, rau, quả…

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Nam Bộ cho thấy lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha. Kết quả trên là do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí sản xuất như lượng giống xạ, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh…

Tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu 1 triệu ha

PV: Gần đây có một số thông tin cho rằng khó tìm đầu ra cho sản phẩm của “cánh đồng mẫu lớn”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng này, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Ngọc: Trước mắt, nhằm khắc phục khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo tại các “Cánh đồng mẫu lớn” ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các Công ty thành viên của Hiệp hội Lương thực tại các tỉnh là đơn vị chủ trì làm đầu mối liên kết nông dân và các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đầu tư đầu vào và thu mua lúa trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo của mỗi doanh nghiệp.

Cùng với đó, đề nghị các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư hệ thống sấy, kho chứa, xay xát để bao tiêu lúa cho dân theo hợp đồng bằng cách trực tiếp tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu hoặc ký hợp đồng cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh lương thực.

PV: Vậy ông có thể cho biết cụ thể hơn về việc xây dựng vùng nguyên liệu, để người dân giảm bớt được nỗi lo phải tìm đầu ra cho sản phẩm như hiện nay?

Ông Nguyễn Trí Ngọc: Đối với các tỉnh Nam Bộ, định hướng xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu 1 triệu ha và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam với lộ trình 3 bước.

Đầu tiên là xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, tiến tới vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu.

Tiếp theo sẽ xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu có quy mô diện tích từ 5.000 - 30.000 ha (đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và từ 100 - 1.000 ha đối với các vùng khác, tùy theo tình hình thực tế của việc ký kết, thu mua của các doanh nghiệp xuất khẩu để có thể xây dựng quy mô vùng nguyên liệu cho phù hợp.

Cuối cùng là xây dựng thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu sản xuất theo VietGAP.

Đối với các tỉnh phía Bắc, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa”, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi trên “cánh đồng mẫu lớn”. Tập hợp liên kết nông dân, tạo sự đồng thuận thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Huyền thực hiện

Tin liên quan:

> 3 địa phương đi đầu trong thí điểm “cánh đồng mẫu lớn” tại miền Bắc