• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục duy trì tăng trưởng

(Chinhphu.vn) – Theo khảo sát của LHQ, trong năm 2012, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương có thể giảm xuống còn 6,5%, song đây là mức tăng trưởng tốt hơn nhiều so với các khu vực khác.

18/05/2012 16:15

Cuộc khảo sát kinh tế xã hội châu Á-Thái Bình Dương năm 2012 của LHQ dự báo tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới, đồng thời khu vực này trở thành chiếc neo ổn định và cực năng động mới của nền kinh tế toàn cầu.

Theo khảo sát của LHQ, mức tăng trưởng cao từ các cường quốc kinh tế châu Á sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2012, trong đó mức tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến đạt 8,6%, Ấn Độ đạt khoảng 6,9-7,5%.

Mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á dự kiến tăng mạnh nhờ sự phục hồi của Thái Lan sau trận lụt hồi năm 2011, trong khi tỷ lệ lạm phát hàng năm của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ giảm từ 6,1% xuống còn 4,8%.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cảnh báo những nguy cơ của môi trường bất ổn bên ngoài đe dọa đến đà tăng trưởng của nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, trong đó, nguy cơ lớn nhất vẫn là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc sự tan vỡ của khu vực đồng Euro. Kịch bản xấu nhất này có thể dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của châu Á-Thái Bình Dương giảm tới 390 tỷ USD trong 1 năm.

Những thách thức chính sách kinh tế quan trọng được LHQ đề cập đến bao gồm duy trì cán cân giữa tăng trưởng và sự ổn định giá cả; việc triển khai các biện pháp chống lạm phát cũng như chính sách tiền tệ hiệu quả; công tác đối phó với các luồng vốn, nhất là việc tăng các khoản nợ ngắn hạn; xử lý biến động hối đoái và giải quyết những hậu quả của các thảm họa tự nhiên.

Kim Chung