• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mức hưởng BHYT trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh

(Chinhphu.vn) – Con trai của bà Nguyễn Thị Hà gần 3 tuổi, có thẻ BHYT tại Trung tâm y tế huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai, đang sống tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Con của bà vừa bị ốm và đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1-TPHCM thì phát hiện bị nang mật chủ, kích thước đã lớn và được yêu cầu nhập viện phẫu thuật.

05/05/2021 06:02

Bệnh viện yêu cầu gia đình bà Hà về xin giấy chuyển viện cho con, do con đang ốm nên bà không thể về tỉnh Gia Lai để xin chuyển viện cho con được, hộ khẩu đã được nhập về tỉnh Đồng Nai nhưng thẻ BHYT vẫn ở tỉnh Gia Lai. Bà Hà hỏi, bà có thể xin giấy chuyển viện từ Bệnh viện huyện ở Đồng Nai được không? Mức hưởng BHYT cho trường hợp này là bao nhiêu %?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Con của bà tham gia BHYT tại tỉnh Gia Lai khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trừ trường hợp cấp cứu hoặc có đăng ký tạm trú tại tỉnh Đồng Nai).

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ thì trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp sau: Cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cụ thể như sau:

- Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến Trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng của đối tượng.

- Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng của đối tượng. Kể từ ngày 1/1/2021 là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng của đối tượng.

Trường hợp con của bà có đăng ký tạm trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là đúng tuyến, trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận có trách nhiệm chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định hiện hành khi đó con của bà được hưởng BHYT là đúng tuyến.

Trường hợp bà tự đưa con đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM (không trong tình trạng cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến, có xuất trình thẻ BHYT đúng quy định) sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng BHYT của đối tượng, quỹ BHYT không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.

Tuy nhiên, phần chi phí cùng chi trả của người bệnh (nếu có) không được xác định là điều kiện để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm và không được miễn chi trả cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp con của bà đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm của những lần đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến vượt quá 6 tháng lương cơ sở.

Chinhphu.vn