• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hội nghị G8 diễn ra trong mối lo ngại nợ công

(Chinhphu.vn) - Khi những hy vọng về việc châu Âu có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ đang ngày trở nên càng xa vời, vấn đề khủng hoảng nợ ở khu vực Eurozone sẽ là nội dung trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G8, dự kiến diễn ra tại Trại David (Mỹ) ngày 18/5.

17/05/2012 16:14

Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới - G8 (gồm: Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada, Nga) lần này diễn ra vào thời điểm Eurozone rơi vào suy thoái kinh tế và Tây Ban Nha sắp sửa trở thành “quân bài domino” tiếp theo bị trượt đổ trong cuộc khủng hoảng nợ công.

Người ta quan ngại rằng chính phủ các nước Eurozone đã không đủ quyết liệt trong việc giải quyết vấn đề của lĩnh vực ngân hàng ở Tây Ban Nha, nơi các ngân hàng đang phải gánh một số lượng lớn nợ xấu sau khi “bong bóng “trên thị trường bất động sản vỡ. Một số chuyên gia lo ngại nước này sẽ không đủ khả năng tự cứu các ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng Hy Lạp vẫn là chủ đề “nóng” khi nước này đã không thể thành lập được một chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử ngày 6/5 giữa lúc đang ngập trong nợ nần. Điều này đang gây rủi ro cho gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, thậm chí có thể dẫn tới khả năng vỡ nợ và tiếp theo đó là việc nước này phải ra khỏi Eurozone.

Hội nghị cũng sẽ bàn về tương lai của châu Âu nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng Euro. Một số quan chức châu Âu cho rằng, việc rời khỏi Eurozone sẽ để lại hậu quả nặng nề cho Hy Lạp, các nước châu Âu còn lại sẽ được Quỹ bình ổn tài chính châu Âu “che đỡ”.

Cuộc khủng hoảng kéo dài tại châu Âu đã làm dấy lên ý kiến cho rằng chính sách "thắt lưng buộc bụng" - giải pháp cho cuộc khủng hoảng mà khu vực châu Âu theo đuổi - đã không phát huy tác dụng.

Lần đầu tiên tham dự trên cương vị Tổng thống Pháp, ông Hollande được hy vọng sẽ lên tiếng kêu gọi một chương trình tăng trưởng nhằm thúc đẩy kinh tế Eurozone giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng yếu.

Tuy nhiên, việc cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và giảm thâm hụt ngân sách là điều không dễ dàng.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đã đề xuất ý tưởng hiệp ước tăng trưởng phải bao gồm những cải cách cơ cấu đối với thị trường lao động như đang được thực hiện ở Italia và Tây Ban Nha. Tuy vậy, vấn đề là những cải cách như thế có thể thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, song lại sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn và làm giảm nhu cầu.

Trong lúc ông Hollande thiên về việc nới lỏng các biện pháp khắc khổ, các nhà lãnh đạo Đức lại phản đối điều này. Hội nghị cũng sẽ là cơ hội để Mỹ, Pháp, Italia và có thể là Anh kêu gọi Đức linh hoạt hơn đối với việc phục hồi kinh tế và để cho các nước này tăng lương.

Cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp và Tây Ban Nha một lần nữa làm tăng thêm những đồn đoán rằng cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể lan sang bên kia bờ Đại Tây Dương, làm đình trệ nền kinh tế Mỹ vốn đang bị chao đảo./.

Nguyễn Chiến